Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Thánh tăng Sivali - Hộ trì tứ sự và phúc lộc

Sơ lược tiểu sử Ngài Đại Đức Sīvali
Ngài Đại Đức có tên gọi "Sīvali" nghĩa là: dập tắt mọi nóng nảy, lo sợ của những người thân yêu,đem lại sự mát mẻ, an vui cho mọi chúng sanh.

Ngài Đại Đức Sīvali là con của bà công chúa Suppavasa thường được mọi người đem lễ vật đến dâng nhiều vô số kể. Để thử biết quả phước thiện của bà công chúa Suppavasa, người ta đem hạt giống đến nhờ bà đụng tay vào. Những hạt giống đó đem về gieo trồng thì kết quả thu hoạch thật là phi thường: gấp trăm ngàn vạn lần! Khi thu hoạch xong, đem đổ vào kho, rồi mời bà công chúaSuppavasa đụng tay vào cửa kho, thì lúa dù được đổ vào ít, nhưng vẫn tràn đầy kho ngay. Khi lấy lúa ra khỏi kho, nếu được công chúa Suppavasa đụng tay vào kho, thì dù lúa lấy ra bao nhiêu đi nữa, kho lúa vẫn không hề giảm bớt. Khi nấu cơm để phân phát cho mọi người, nếu được bà công chúa Suppavasa đụng tay vào vành nồi cơm thì cơm xới ra phân phát cho bao nhiêu người, cũng vẫnđủ, cơm vẫn không vơi trong nồi, cho đến khi bà công chúa Suppavasa bỏ tay ra khỏi vành nồi cơm.
Mọi người nhìn thấy quả phước thiện phi thường của bà công chúa Suppavasa trong thời gian bà mang thai Ngài Đại Đức Sīvali. Sự thực bà công chúa Suppavasa chỉ là người chịu ảnh hưởng quả phước thiện của thai nhi: Ngài Đại Đức Sīvali đang nằm trong bụng mẹ.
*
Ngài Sīvali ở trong bụng mẹ 7 năm lẻ bảy ngày
Thông thường sau khi thọ thai, khoảng chín hoặc mười tháng, thì người mẹ sanh con. Nhưng khi công chúa Suppavasa mang thai Ngài Đại Đức Sīvali thì đã qua tháng thứ 10, tháng thứ 11, rồi tròn một năm mà vẫn chưa sanh. Mặc cho mọi người trong hoàng tộc và dân chúng xứ Koliya nóng lòng trông chờ sự ra đời của đứa trẻ phi thường.
Ngày tháng cứ trôi qua, trong sự mong chờ đến nóng nảy của mọi người. Ngày này qua ngày khác, tháng này đến tháng khác của năm thứ hai đã trôi qua, mà đứa con phi thường trong bụng bà công chúa Suppavasa vẫn chưa ra đời. Cứ như vậy qua năm thứ ba, rồi …thứ tư, thứ năm, thứ sáu, cho đến năm thứ bảy đã trôi qua, mà người ta vẫn chưa thấy bà công chúa Suppavasa sanh con. Thật là một điều lạ thường, chưa từng nghe, chưa từng thấy bao giờ! Đặc biệt thai nhi nằm trong bụng mẹ lâu như vậy, mà vẫn không làm cho bà công chúa Suppavasa thấy khó chịu một chút nào, bà công chúa vẫn sống an vui, tự nhiên và quả phước thiện mỗi ngày vẫn tăng trưởng phi thường.
*
Ngài Sīvali sanh ra đời
Bà công chúa Suppavasa mang thai tròn đủ bảy năm vẫn bình an, nhưng bước sang bảy ngày kế tiếp, thì bà phải chịu đựng một sự đau khổ đến cùng cực từ thai nhi. Vốn là người cận sự nữ, có đức tin trong sạch nơi tam bảo, bà công chúa Suppavasa muốn được chiêm bái Đức Phật trước khi chết. Với mong muốn thiết tha đó, bà bày tỏ với hoàng tử Mahāli:
- Thưa phu quân, xin hãy vì thiếp và đứa con trong bụng thiếp, mà đi thỉnh Đức Phật cùng Chư Đại Đức Tăng về đây cho thiếp được chiêm bái và cúng dường.
- Đang nóng lòng vì thời gian mang thai của ái thiếp quá lâu, cùng với những hiện tượng phi thường mà mọi người đều thấy nơi bà công chúa Suppavasa, nghe lời thỉnh cầu của ái thiếp, hoàng tửMahali liền đến bạch với Đức Phật theo nguyện vọng của phu nhân.
Bằng nhãn thông, Đức Thế Tôn thấy rõ quả báo ác nghiệp của thai nhi và người mẹ đã mãn. Ngài truyền dạy lời chúc lành đến bà công chúa Suppavasa và thai nhi rằng:
"Sukhinī vata hotu Suppavasa,
Koliyadhitā sukhinī arogā
Arogam puttam vāyatu
"

Tạm dịch:
"Công chúa Suppavasa xứ Koliya. 
Được sự khỏe mạnh và an lành hạ sanh
 đứa con khỏe mạnh".
Khi Đức Thế Tôn chúc lành xong, tại cung điện, công chúa Suppavasa hạ sanh đứa con trai dễ dàng như nước từ trong bình đỗ ra, trước khi hoàng tử Mahāli trở về. Bà công chúa Suppavasa nhìn thấyđứa con trai mặt mày khôi ngô tuấn tú, quả phước thiện tròn đủ, thì vô cùng vui mừng sung sướng.
Sự ra đời của hài nhi làm cho hoàng tộc cũng như dân chúng thành Koliya dập tắt được mọi sự nóng lòng lo sợ cho công chúa Suppavasa và công tử, đem lại sự mát mẻ an vui cho tất cả mọi người, nênđạt tên là Sīvali" (Mát mẻ, an vui).
Trên đường trở về cung điện nhìn thấy mọi người đều vui mừng, hoan hỷ, hoàng tử Mahāli biết rằngđiều tốt lành đã đến với công chúa Suppavasa phu nhân và đứa con của mình. Về tới cung điện, ông lập tức vào thăm phu nhân và thuật lại lời chúc phúc của Đức Phật đến công chúa Suppavasa vàđứa con trai., công chúa Suppavasa sẵn có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, đồng thời vô cùng hoan hỷ nhìn thấy đứa con đại phước mới ra đời, bèn tâu với phu quân:
- Xin cho thiếp được thỉnh Đức Phật cùng 500 chư Tỳ khưu tăng, ngày mai đến cung điện cho thiếp được làm phước thiện suốt 7 ngày gọi là "Vayamangala" (hạnh phúc sanh con).
Công tử Sīvali mới sinh ra đã mau lớn lạ thường, biết đi, đứng, ngồi, nằm…biết ăn uống, nói chuyện và có trí tuệ hiểu biết thật phi thường!
Đức Phật cùng chư Đại Đức Tăng ngự đến cung điện của công chúa Suppavasa và hoàng tửMahāli dự lễ làm phước "Hạnh phúc sanh con", suốt 7 ngày.
Đến ngày thứ 7, Đức Thế Tôn truyền dạy Ngài Đại Đức Sariputta thuyết pháp. Ngài Đại ĐứcSariputta thuyết bài pháp về sự khổ sanh, sự tái sanh là khổ. Công tử Sīvali lắng nghe và thấu hiểu một cách rất sâu sắc về sự khổ sanh, vì chính công tử đã phải chịu khổ nằm trong bụng mẹ suốt 7 năm lẻ 7 ngày: đó là những gì mà công tử đã trải qua.
Khi ấy, Ngài Đại Đức Sariputta bèn hỏi công tử rằng:
- Này con, con nằm trong bụng mẹ lâu đến 7 năm lẻ 7 ngày, con đã cảm thọ sự khổ nhiều phải không?
- Kính bạch Ngài Đại Đức, con đã cảm thọ khổ nhiều!
- Như vậy con có muốn xuất gia để giải thoát khổ sanh hay không?
- Kính bạch Ngài Đại Đức, nếu cha mẹ con cho phép, con sẽ xuất gia.
Công chúa Suppavasa nhìn thấy con trai của mình đang nói chuyện với Ngài Đại Đức Sariputta, trong tâm vô cùng hoan hỷ, muốn biết con mình đang nói gì với Ngài Đại Đức Sariputta. Bà công chúa Suppavasa đến hầu gần chỗ Ngài Đại Đức, rồi bạch rằng:
- Bạch Ngài Đại Đức, con của đệ tử đang nói chuyện gì với Ngài?
Ngài Đại Đức Sariputta thuật lại rằng:
- Công tử Sīvali nói rằng: Con đã chịu bao nhiêu nỗi khổ khi còn đang nằm trong bụng mẹ, nếu cha mẹ con cho phép, con sẽ xuất gia để giải thoát khổ sanh”.
Nghe xong công chúa Suppavasa vô cùng hoan hỷ bạch rằng:
- Kính Bạch Ngài Đại Đức, Sadhu! Sadhu! Lành thay! Lành thay! Con kính xin Ngài từ bi tế độ đứa con của đệ tử được xuất gia.
- Ngài Đại Đức Sariputta dẫn công tử Sīvali về chùa. Ngài dạy giới tử Sīvali về đề mục thiền định căn bản "Năm thể trược trong thân” (tóc, lông, móng, răng, da). Ngài còn dạy giới tử Sīvali tiến hành thiền tuệ thấy rõ, biết rõ khổ sanh, mà Sīvali đã cảm thọ suốt 7 năm lẻ 7 ngày trong bụng mẹ. Giới tử Sīvali liền thấu hiểu rõ mục đích xuất gia là để giải thoát khỏi khổ tái sanh.
*
Công tử Sīvali xuất gia Sadi
Công tử Sīvali sau khi thọ giáo lời dạy của vị thầy tế độ là Ngài Đại Đức Sariputta, liền được NgàiĐại Đức Moggallāna cạo tóc. Trong khi cạo tóc, giới tử Sīvali tiến hành thiền định căn bản, năm thể trược ở trong thân, và tiến hành thiền tuệ biết rõ khổ của sự tái sanh của danh pháp, sắc pháp. Khi Ngài Đại Đức Moggallana vừa đặt dao cạo tóc, giới tử Sīvali liền chứng ngộ chân lý tứ thánhđế, chứng đắc nhập lưu thánh đạo, nhập lưu thánh quả. Cạo đường tóc thứ nhất, giới tử Sīvalichứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc Nhất lai thánh đạo, Nhất lai thánh quả. Cạo đường tóc thứ hai, giới tử Sīvali chứng ngộ chân lý tứ thánh đế, chứng đắc Bất lai thánh đạo, Bất lai thánh quả. Cạo tóc vừa xong, đồng thời giới tử Sīvali chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Arahán thánhđạo, Arahán thánh quả, trở thành Bậc thánh Arahán tột cùng, cao thượng trong Phật giáo.
Kể từ ngày Đại Đức Sīvali xuất gia làm Sadi, hằng ngày không chỉ có hàng cận sự nam, cận sự nữđem 4 món vật dụng: Y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc men trị bịnh đến dâng cúng Ngài Đại Đức và Chư Tỳ Khưu Tăng, ngày càng đầy đủ, dồi dào sung túc, mà trước đây chưa từng có.
*
Quả ác nghiệp của Ngài Sīvali
Một hôm nhóm Tỳ khưu đang ngồi bàn luận về Ngài Đại Đức Sīvali là Bậc Đại Trí. Ngài đã chứngđắc từ bậc Thánh nhập lưu đến Bậc Thánh Arahan trong khoảng thời gian cạo tóc xong. Ngài còn là Bậc Đại Phước, kể từ khi Ngài xuất gia thành Sadi, 4 món vật dụng đã phát sanh, không chỉ đến cho Ngài Đại Đức Sīvali, mà còn đến tất cả Chư Tỳ Khưu Tăng một cách đầy đủ, dồi dào sung túc mà trước đây chưa từng có.
Vậy do quả ác nghiệp nào khiến cho Ngài phải nằm trong bụng mẹ chịu khổ suốt 7 năm lẻ 7 ngày?
Lúc ấy, Đức Thế Tôn vừa ngự đến bèn hỏi rằng:
- Này chư Tỳ khưu, các con đang bàn luận về chuyện gì vậy?
Nhóm Tỳ Khưu bạch Đức Thế Tôn rõ, họ đang bàn luận về Ngài Đại Đức Sīvali, Đức Thế Tôn bèn dạy rằng:
- Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali chịu khổ do quả ác nghiệp đã tạo ở kiếp quá khứ.
Trong quá khứ, tiền kiếp của Sīvali là Thái Tử con của đức vua trị vì ở kinh thành Baranasi. Khi phụ vương băng hà, thái tử lên ngôi vua. Lúc ấy có vị vua của nước láng giềng mưu toan kéo quân chiếm kinh thành Baranasi. Trên đường tiến quân, vị vua này lập doanh trại cho quân lính nghỉ đêm.
Đức vua ở kinh thành Baranasi hay tin bèn bàn tính với Bà Hoàng Thái Hậu, tìm cách ngăn cản đội quân xâm lược, rồi đem quân vây quanh bốn cửa doanh trại suốt 7 ngày đêm không cho một ai ra vào.
Lúc ấy Chư Phật Độc Giác đang ngự ở chùa Migadayavihara thuyết giảng dạy về pháp thiện, pháp ác, khuyên bảo mọi người không nên gây nghiệp ác, mà hãy cố gắng tạo nghiệp thiện. Đức vua ở kinh thành Baranasi, sau khi nghe pháp hiểu rõ nghiệp thiện, nghiệp ác, liền truyền lệnh mở vòng vây 4 cửa doanh trại quân địch, thả cho vị Vua láng giềng và quân lính trốn thoát chạy về nước.
Do quả ác của nghiệp vây hãm doanh trại suốt 7 ngày đêm ấy, Đức vua kinh thành Baranasi sau khi chết đọa địa ngục, chịu khổ suốt thời gian lâu dài. Nay đến kiếp hiện tại này, được tái sanh vào lòng Bà công chúa Suppavasa, là hậu thân của Bà Hoàng Thái Hậu ở tiền kiếp, đã đồng tình với Vương nhi vây hãm doanh trại kẻ thù. Do quả của ác nghiệp ở thời quá khứ còn dư lại, nên khiến cho NgàiĐại Đức Sīvali và công chúa Suppavasa cùng chịu khổ trong suốt 7 năm lẻ 7 ngày.
*
Sadi Sīvali trở thành Tỳ khưu

Ngài Đại Đức Sīvali tròn 20 tuổi. Ngài thọ Cụ Túc Giới, trở thành Tỳ Khưu, bốn món vật dụng lại càng phát sanh dồi dào hơn đến Chư Tỳ Khưu Tăng. Hễ mỗi khi Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo phải đi châu du trên đường qua những vùng hẻo lánh, dân cư thưa thớt, ít ỏi, nhưng nếu có Ngài Đại ĐứcSīvali đi cùng, thì 4 món vật dụng, phát sanh đầy đủ sung túc dến Chư Tỳ Khưu Tăng, do nhờ oai lực quả phước thiện của Ngài Đại Đức Sīvali, Chư thiên đã hóa ra xóm làng, thị thành và dân cưđông đúc để dâng cúng y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc men chữa bệnh đến đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng. Khi đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đã đi qua khỏi nơi ấy, thì xóm làng, kinh thành đó liền biến mất.
Một thuở nọ, Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo đến ngự đến khu rừng, nơi ở của Ngài Đại Đức Revata. Khi Đức Phật cùng Đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đoạn đường có lối rẽ. Ngài Đại Đức Ananda bạch với Đức Phật rằng:
- Kính Bạch Đức Thế Tôn, có hai con đường, Đức Thế Tôn nên ngự đi con đường nào trong hai con đường này:
- Một con đường dài 30 do tuần, đầy nguy hiểm và có nhiều phi nhân, không có nơi khất thực và chỗ ở.
- Một con đường dài 60 do tuần, được an toàn, vì có làng xóm, chỗ ở và khất thực dễ dàng.
Đức Thế Tôn dạy:
- Này Ananda, Sīvali  đi trong đoàn Tỳ Khưu phải không?
- Bạch Đức Thế Tôn, có Ngài Đại Đức Sīvali cùng đi trong đoàn.
Đức Thế Tôn dạy:
- Như vậy, Chư Tỳ Khưu nên đi theo con đường dài 30 do tuần. Để biết rõ được quả phước thiệncủa Sīvali.
Đức Phật cùng đoàn Tỳ Khưu Tăng đông đảo ngự theo con đường dài 30 do tuần. Tất cả Chư Thiên hay tin Đức Phật cùng đoàn Tỳ Khưu Tăng đông đảo, trong đó có Ngài Đại Đức Sīvali kính yêu của họ, đang ngự dọc theo con đường này, nên vô cùng hoan hỷ. Cứ mỗi do tuần, Chư thiên lại hoá ra một kinh thành trù phú có dân chúng đông đúc, có những ngôi chùa lớn, trong mỗi ngôi chùa, lại hoá ra một cái cốc lớn dành cho Đức Phật và những cốc nhỏ dành cho những vị Tỳ Khưu. Trong các cốc đó có đầy đủ những vật dụng cần thiết của bậc xuất gia, để tiếp đón Đức Phật và đoàn Tỳ Khưu Tăng.
Khi Đức Phật cùng chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đâu Chư Thiên lại hóa ra các cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, hộ độ cúng dường 4 món vật dụng đầy đủ sung túc.
Tất cả Chư Thiên đến hầu đảnh lễ Đức Phật xong, bạch Đức Thế Tôn rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngài Đại Đức Sīvali của chúng con ở đâu?
Khi gặp được Ngài Đại Đức Sīvali, tất cả Chư Thiên vô cùng hoan hỷ, cho nên các món vật dụng y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc men chữa bịnh phát sanh đến Chư Tỳ Khưu Tăng dồi dào, sung túc cho đến khi Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng rời khỏi nơi ấy.
Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng mỗi ngày đi được 1 do tuần, cứ mỗi do tuần Chư Thiên hóa ra các kinh thành trù phú, dân cư đông đúc như vậy để hộ độ Đức Phật và đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng, trên suốt quảng đường dài 30 do tuần, cho đến khu rừng, nơi trú ngụ của Ngài Đại ĐứcRevata.
Ngài Đại Đức Revata hay được tin Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đông đảo đến thăm, Ngài dùng thần thông hóa ra ngôi chùa lớn để Đức Phật thuyết pháp và là nơi hội họp của Chư Tỳ Khưu Tăng; hóa ra cốc Gandhakuti đầy đủ tiện nghi dâng lên Đức Phật, và những cốc nhỏ khác cho những vị Tỳ Khưu. Cũng bằng thần thông, Ngài Đại Đức Revata hóa ra một con đường lớn và xinh đẹp để đón rước Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng. Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng ngự đi trên con đường đó đến ngôi chùa lớn, rồi Đức Phật ngự tới cốc Gandhakuti, tất cả chư Tỳ Khưu mỗi vị vào nghỉ một cốc nhỏ đã hóa sẵn.
Chư thiên ở trong rùng vô cùng hoan hỷ đón rườc Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng, trong đó có Ngài Đại Đức Sīvali vô cùng kính yêu của họ. Chư thiên cũng hóa thành những cận sự nam, cận sự nữ biết được đã quá giờ thọ thực nên họ chỉ làm nước trái cây dâng lên Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng. Mỗi ngày Chư Thiên hoan hỷ cúng dường 4 món vật dụng đến Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng. Rất đầy đủ sung túc. Do quả phước thiện của Ngài Đại Đức Sīvali, suốt nữa tháng Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng ngự ở khu rừng luôn được Chư Thiên kính yêu và dâng lên các món y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc chữa bịnh một cách đầy đủ, dồi dào sung túc chưa từng có bao giờ.
Một hôm Chư Tỳ Khưu hội họp bàn về chuyện Ngài Đại Đức Sīvali có nhiều quả báu phước thiệnđặc biệt nhất, không chỉ phát sanh 4 món vật dụng đến Ngài Đại Đức Sīvali mà còn đến cả Chư Tỳ Khưu Tăng dù bao nhiêu cũng vẫn sung túc đầy đủ. Thật là điều phi thường! Không chỉ có các hàng cận sự nam cận sự nữ đem 4 món vật dụng đến cúng dường Ngài Đại Đức Sīvali và Chư Tỳ Khưu Tăng, mà còn có cả Chư Thiên, Long Vương… cũng đem 4 món vật dụng lên dâng cúng Ngài Đại Đức Sīvali và Chư Tỳ Khưu Tăng nữa. Các Tỳ Khưu đang bàn luận, khi ấy Đức Thế Tôn ngự đến bèn hỏi:
- Này Chư Tỳ Khưu, các con đang bàn về chuyện gì thế?
- Chư Tỳ Khưu bạch Đức Thế Tôn rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con đang bàn về quả phước thiện đặc biệt nhất của Ngài Đại ĐứcSīvali đã làm cho phát sanh 4 món vật dụng đến Ngài Đại Đức và Chư Tỳ Khưu Tăng dù nhiều bao nhiêu cũng vẫn đầy đủ sung túc.
Nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn chủ trì một buổi hội Chư Đại Đức Thánh Tăng. Đức Thế Tôn tuyên dương cho toàn thể các hàng đệ tử biết rằng:
"Etadaggam bhikkhave mama sāvakānam labhinam yadidam Sīvali".
- Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali là bậc Thánh Thanh Văn đại Đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thanh Văn đệ tử của Như Lai.
Đức Thế Tôn dạy rằng:
- Này Chư Tỳ Khưu, Sīvali có tài lộc nhiều là do nhờ quả báo của phước thiện đã tạo ở những kiếp quá khứ.
*
Tiền kiếp của Ngài Sīvali

Từ kiếp trái đất hiện tại này, lùi vào quá khứ cách 100 ngàn kiếp trái đất,  Đức PhậtPadumuttara xuất hiện trên thế gian. Khi ấy tiền thân của Ngài Đại Đức Sīvali là con trai của một gia đình giàu có. Một hôm, cậu con trai ấy đi đến chùa, ngồi sau các hàng thính giả nghe Phật thuyết pháp. Khi ấy Đức Phật tuyên dương một người đệ tử có danh gọi Sudassana, là Bậc Thánh Thinh Văn đệ tử có tài lộc bậc nhất trong hàng thinh văn đệ tử của Đức Phật. Cậu con trai, là tiền thân của Ngài Sīvali, vô cùng hoan hỷ với địa vị cao thượng của Ngài Đại Đức Sudassana, nên có nguyện vọng muốn trở thành bậc Thánh thinh văn đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các thinh văn đệ tử của Đức Phật ở vị lai, như Ngài Sudassana này.
Ngay sau đó, cậu con trai ấy đến hầu đãnh lễ Đức Phật rồi cung kính thỉnh Đức Phật cùng 500 Tỳ Khưu Tăng đến nhà để làm phước đại thí suốt 7 ngày. Đức Phật làm thinh nhận lời.
Cậu con trai ấy làm phước đại thí dâng cúng đến Đức Phật cùng 500 vị Tỳ Khưu bằng những vật thực ngon lành suốt 7 ngày. Ngày thứ 7 còn dâng cúng tam y đến Đức Phật và 500 vị Tỳ Khưu Tăng mỗi vị một bộ tam y. Sau khi dâng tam y, cậu con trai ấy đến hầu đảnh lễ Đức Phật, ngồi xuống một nơi hợp lễ, rồi bạch với Đức Thế Tôn rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, phước thiện đại thí mà con đã tạo suốt 7 ngày qua, con không mong gì khác hơn là muốn trở thành Bậc Thánh Thinh Văn Đại đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử của Đức Phật ở vị lai, như ngôi vị Ngài Đại Đức Sudassana, bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đệ Tử của Đức Thế Tôn bây giờ.
Đức Phật Padumuttara dùng trí tuệ Anagatamsanāna: trí tuệ thấy rõ kiếp vị lai của chúng sanh -Đức Phật thấy rõ nguyện vọng của cậu con trai này sẽ thành tựu trong kiếp vị lai, nên Ngài thọ ký rằng:
- Này Chư Tỳ Khưu, kể từ kiếp trái đất này, trong vị lai sẽ trải qua 100 ngàn đại kiếp trái đất, đến kiếp trái đất Bhađakappa  Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, khi ấy cậu con trai nầy sẽ trở thành Bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử có tài lộc bậc nhất trong các hàng Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử của Đức Phật Gotama: như Sadussana bậc Thánh Thinh Văn Đại Đệ Tử Như Lai bây giờ.
Cậu con trai vô cùng hoan hỷ thỉnh thoảng làm phước thiện dâng cúng 4 món vật dụng đến Đức Phật và Chư Tăng cho đến trọn đời. Bắt đầu từ kiếp ấy cho đến kiếp cuối cùng, tái sanh làm người, làm Chư Thiên trong cõi trời dục giới, làm phạm thiên ở cõi trời sắc giới, không hề bị sa đọa vào 4 đường ác đạo. Kiếp nào tâm cũng hoan hỷ trong việc làm phước bố thí cúng dường.
Thời kỳ Đức Phật Vipassi xuất hiện trên thế gian, thời gian cách kiếp trái đất này 91 đại kiếp trái đất, khi ấy tiền thân Ngài Đại Đức Sīvali sanh làm con trai trong một gia đình nghèo gần thànhBadhumati.
Một hôm, dân chúng trong thành Bandhumati làm phước bố thí vật thực dâng cúng đến Đức PhậtVipassi cùng Chư Tỳ Khưu Tăng, tranh đua với Đức vua ở kinh thành Bandhumati. Tất cả đồ ăn uống rất nhiều và ngon lành, nhưng xét thấy còn thiếu hai món: sữa chua và mật ong. Người nhóm trưởng cho người đi đón các ngã đường vào thành, xem xét có ai mang hai món sữa chua và mật ong vào thành bán, thì bằng giá nào cũng phải mua cho được. Khi ấy, cậu thanh niên con nhà nghèo (Tiền thân của Ngài Sīvali) mang sữa chua và mật ong vào thành bán, khi gặp người dân thànhBandhumati đón mua. Được trả ngay món tiền 1 Kahapana cho món mật ong và sữa chua, cậu thanh niên chủ hai món hàng đó vô cùng ngạc nhiên. Cậu thanh niên đó nghĩ là hai đồ ăn này khôngđáng giá bao nhiêu, tại sao người dân thành Bandhumati lại trả một giá cao như vậy? Ta hãy thử xem sự cần thiết của họ như thế nào, với suy nghĩ như vậy, cậu thanh niên nói:
- Tôi không chịu bán món sữa chua và mật ong này vói giá 1 Kahapana.
Người dân thành Bandhumati năn nỉ mua hai món đồ ăn đó với giá gấp đôi, là 2 Kahapana. Người chủ hàng vẫn không chịu bán. Người dân thành Bandhumati lại tăng số tiền lên gấp đôi, gấp đôi, 4Kahapana, 8 Kahapana…cứ thế đến 1000 Kahapana, để mua cho được hai món sữa chua và mật ong. Cậu thanh niên chủ hai món đồ ăn trên muốn biết, tại sao người dân thành Bandhumati cầnđến hai món sữa chua và mật ong, mà chịu trả một số tiền quá cao như vậy, nên hỏi người mua rằng:
- Thưa ông, sự thật hai món đồ ăn này đâu có giá là bao, tại sao các ông cần đến hai món này, phải trả số tiền 1000 Kahapana như vậy, ông có thể cho tôi biết lý do được không?
- Người dân thành Bandhumati giải thích rằng:
- Thưa anh, dân chúng trong thành Bandhumati tranh đua với Đức vua trong việc làm phước dâng cúng lên Đức Phật Vipassi cùng toàn thể Chư Tỳ Khưu Tăng, khi kiểm điểm lại những món đồ ăn dâng cúng, thì thấy còn thiếu hai món sữa chua và mật ong, mới cho tôi đón đường tìm hai món đồ ăn đó. Nếu chúng tôi không mua dược hai món đồ ăn này, thì sẽ thua đức vua mất, vì vậy, với giá nào chúng tôi cũng cố mua cho được.
Nghe vậy cậu thanh niên chủ hai món đồ ăn hỏi:
- Thưa ông, việc làm phước bố thí các món ăn sữa chua và mật ong này đến Đức Phật Vipassi và Chư Tỳ Khưu Tăng chỉ dành riêng cho dân thành Bandhumati, hay người khác cũng có thể làm phước bố thí được hay không ?
Người mua sữa chua và mật ong thưa rằng:
- Thưa anh, việc làm phước dâng sữa chua và mật ong cũng như thức ăn và đồ dùng khác đến Đức Phật Vipassi và Chư Tỳ Khưu Tăng không phải là việc dành riêng cho người dân thànhBandhumati, mà bất cứ ai cũng có thể làm được, đó là việc chung của tất cả mọi người.
Cậu thanh niên nghèo liền thưa rằng:
- Thưa ông, tôi không bán hai món sữa chua và mật ong này với giá 1000 Kahapana mà tôi muốn dâng cúng hai món đó, để cùng làm phước bố thí với dân chúng thành Bandhumati  được không?
Người dân thành Bandhumati vô cùng hoan hỷ, ông liền trở về báo tin cho người nhóm trưởng hay, có cậu thanh niên xin cùng chung cúng dường bố thí các món sữa chua và mật ong đến Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng.
Cậu thanh niên tự tay làm những món sữa chua và mật ong đem đến, rồi ngồi chờ đến phiên mình dâng cúng. Khi dâng cúng, cậu thanh niên bạch với Đức Phật Vipassi rằng:
- Kính bậc Đức Thái Tôn, món vật thực nhỏ mọn này của con, xin kính dâng đến Đức Phật, kính xinĐức Thái Tôn từ bi thọ lãnh.
Đức Phật Vipassi thọ nhận món đồ ăn làm bằng sữa chua và mật ong của cậu thanh niên nghèo. Đức Thế Tôn chú nguyện xong, Đức Phật đem món đồ ăn làm bằng sữa chua và mật ong phân chia cho 6 triệu 8 trăm ngàn (6800000) Tỳ Khưu Tăng độ vẫn không hết
Khi Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng độ vật thức xong, cậu thanh niên nghèo là tiền thân của NgàiĐại Đức Sīvali đến đãnh lễ Đức Thế Tôn ngồi xuống một nơi hợp lẽ, bạch rằng:
- Kính xin Đức Thế Tôn, con có duyên lành gặp dược Đức Thế Tôn, con lại có cơ hội tốt cùng dân chúng thành Bandhumati làm phước thiện cúng dường đến Đức Phật cùng Chư Tỳ Khưu Tăng, con vô cùng hoan hỷ, với phước thiện thanh cao này, xin cho con được trở thành bậc thánh Thinh văn đại đệ tử có tài lộc nhiều nhất trong các hàng Thánh Thinh văn đệ tử của Đức Phật ở vị lai.
Lúc đó Đức Phật Vipassi truyền dạy rằng:
- Nguyện vọng của con chắc chắn sẽ được thành tựu như ý.
Đức Phật thuyết pháp và chúc phước toàn thể dân chúng thành Bandhumati, trước khi Đức Phật cùng đoàn Chư Tỳ Khưu Tăng đi nơi khác.
Cậu thanh niên, tiền thân của Đại Đức Sīvali tinh tấn tạo mọi phước thiện, nhất là bố thí đến trọn đời.Trong vòng sanh tử luân hồi, cậu chỉ tái sanh làm người, làm Chư Thiên hưởng sự an lạc, không hề sa vào 4 đường ác đạo.
Thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian.. Ngài Đại Đức Sīvali là bậc đại phước tái sanh vào lòng bà công chúa Suppavasa xứ Koliya như đã nói ở đoạn đầu.
*
Nghiệp và quả của nghiệp
Thiện nghiệp, ác nghiệp là của riêng của mỗi chúng sanh. Quả của thiện nghiệp, quả của ác nghiệp không chỉ riêng cho mình, mà còn ảnh hưởng đến người khác, chúng sanh khác nữa.
Trong kinh, Đức Phật dạy về thiện nghiệp, ác nghiệp và quả của thiện nghiệp, ác nghiệp có câu kệ rằng:
"Yadisam vāpte bijam,
Tādisam harate phalam
Kalyanakari kalyanam,
Papakari ca papakam"

Tạm dịch:
"Người nào gieo hạt giống nào,
Người ấy gặt quả nấy.
Người hành thiện thì
 được quả thiện
Người hành ác thì
 được quả ác.”
Tiểu sử của Ngài Đại Đức Sīvali ở kiếp hiện tại là kết quả của ác nghiệp và thiện nghiệp mà chính Ngài đã tạo ở tiền kiếp quá khứ và ngay trong hiện tại.
Ngài Đại Đức Sīvali đã trở thành Bậc Thánh Thinh văn đại đệ tử có tài lộc bậc nhất trong các hàngđệ tử của Đức Phật Gotama, hợp theo nguyện vọng, mà sự thành tựu do thiện nghiệp đã tạo từ những tiền kiếp của Ngài Đại Đức Sīvali ở quá khứ.
Nay kiếp hiện tại này, Ngài Đại Đức Sīvali là Bậc Thánh Alahán, cũng là kiếp chót của Ngài. Tất cả quả của thiện nghiệp và quả của ác nghiệp sẽ trở thành vô hiệu, khi Ngài Đại Đức Sīvali nhập diệt Niết bàn, chấm dứt sanh tử luân hồi trong ba giới bốn loài.
(Trích từ www.buddhanet.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét