Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Kumanthông - Quỷ Nhi (dùng chiêu tài)

Kumanthông là tên gọi của người Thái dành cho quỷ nhi, một anh nhi được thầy gia công tế luyện. Tinh thần trong sáng của đứa bé hết hợp chú thuật và thần lực của các vị Tổ thông qua việc tế luyện công phu của pháp sư sẽ cho ra đời một tiểu quỷ có nhiều khả năng đặc biệt.

Kumanthông được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: Tăng ích (chiêu tài, câu khách, buôn may bán đắt), Kính ái ( tạo tình cảm ), Tức tai (bảo hộ thân chủ trong những trường hợp gặp nguy hiểm, mách bảo trước những chuyện nguy hiểm…), Hàng phục (phá phách đối thủ, gây bệnh…), Câu triệu (gọi người đi xa…). Tuỳ theo mục đích của thầy mà Kumanthông được luyện theo những cách khác nhau. Nhưng cách luyện cơ bản nhất vẫn là ra nghĩa địa tìm xác chết một người phụ nữ đang có mang vừa chết trong thời gian 21 ngày. Sau khi bày đồ lễ vật cúng, ông thầy xin người phụ nữ đứa con trong bụng rồi đào xác lên mổ bụng lấy đứa bé. Trong lúc làm phép tuyệt đối không có người thường ở gần, vì vong hồn người mẹ có thể phẫn uất mà vật chết những ai không có phép hộ thân.
Lấy được xác về, thầy phù thủy phải đem ngay đến một lò thiêu gần đó để thực hiện công đoạn thứ hai là sấy xác chết.
 Cũng có thể thiêu thành tro rồi lấy tro cốt ấy hòa với những chất liệu khác đổ khuôn ra những pho tượng nhỏ. Khi xác đứa bé đã khô hẳn lúc bấy giờ nó nhỏ gần bằng nắm tay. Ông thầy dùng vải quấn lại để lên bàn thờ mà luyện.
  Lễ vật cúng cho quỷ nhi thường là sữa, nước ngọt, bánh kẹo
Nhiều ý kiến cho rằng Kumanthông là Thiên linh cái.Điều này không phải, bởi vì Thiên linh cái là một loại khác không liên quan.
Thông thường người ta dùng Kumanthông trong việc cầu tài bảo. Tượng cậu bé thường làm bằng vàng, bằng đồng, bằng đất nung. Nhưng tượng gốc là xác đứa bé, ông thầy không dại gì cho người ngoài thấy … 
  Đa số thường phết vàng lên tượng thể hiện sự sùng bái và tăng thêm giá trị cho tượng. Do vậy, Kumanthông còn được gọi là cậu bé Vàng.
Hình tướng cậu bé Vàng được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Có 5 dạng chủ yếu: Ngồi xếp bằng, quỳ, đứng, ngồi xổm, nằm. Đa số tượng được tạo ra đều có hình dáng đưa tay ngoắc.
  Dù là quỷ, nhưng Kumanthông vẫn là trẻ con. Cho nên các vị này phá phách rất hồn nhiên, bất kể người đời có tin hay không tin, có sợ hay không sợ. Người nào được thầy cấp phép có liên quan đến Quỷ nhi đều được dặn dò kỹ những biện pháp xử lý trước những tình huống lạ xảy ra…
  Còn đây là căn bản katha cho kumanthông:
Namao Tasa Pakawator Ahrahator Samma Samput Tasak. ( 3 lần)
So Sa Ah Nee , Sa So Nee
A Hit Kumanthong Pai Mah
Nee Ma Ma , Ma Ha La Pa Pa
Wan Doo Mae.(3 lần)

Tuỳ theo công năng sử dụng, tuổi tác của quỷ nhi lúc chết và mức độ sai khiến của thầy mà người ta có những cách cúng khác nhau. Tuy nhiên, trẻ con thích đòi ăn, ăn ít nhưng phải ăn nhiều lần và ăn thường xuyên. Nếu không nó sẽ phá không chịu nổi. Thông thường mỗi ngày cúng ít nhất hai lần.
1- Tượng vàng ngồi xếp bằng, tay trái cầm túi vàng, tay phải giơ lên ngoắc khách, phía sau là sakyant đã được thầy tơm phép:
 2 - Tượng đồng, quỳ, tay trái ôm túi vàng, tay phải mời gọi:
 3 - Tượng quỷ nhi ngồi xếp bằng, hai tay giơ cao ngang ngực chiêu khách. Chất liệu từ đất nung hòa tro cốt đứa bé thếp vàng, tượng đồng:
 4 - Còn đây là amulet Kumanthong:

 5-Tượng đất thếp vàng ở tư thế ngồi xổm. Trán hoạ phược, lưng hoạ phù chính
 
 6 - Tượng Kumanthông sau khi đã tế luyện:
  7- Kumanthông được thờ riêng trong hang với các chư vị cô cậu khác:
  8- Các hình tướng khác của Kumanthong:
  9- Những hình dạng này mới thật đáng sợ,chủ yếu lấy từ bào thai ra rồi sấy khô luyện. Loại này dữ lắm, ta cũng ít khi nhìn được tận mắt. Các achar thường ít khi đem ra ngoài cho người khác thấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét