Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Bí mật xứ Phù Tang

Đã có thời kỳ, khi nền văn minh cổ Nhật Bản đạt đến đỉnh cao thì tình yêu đồng giới được coi là 1 thứ tình cảm cao quý và bao la hơn cả tình yêu dị tính
Người phương Tây ít ai biết được rằng ở phương Đông đã từng có một nước Nhật Bản với truyền thống văn hóa đồng giới tương tự người Hy Lạp cổ. Đã có thời kỳ, khi nền văn minh cổ Nhật Bản đạt đến đỉnh cao thì tình yêu đồng giới được coi là 1 thứ tình cảm cao quý và bao la hơn cả tình yêu dị tính. Qua thời gian, quan niệm này không còn được khuyến khích nữa, và cuối cùng nó được che dấu kỹ đến mức người ta tưởng rằng nó đã hoàn toàn biến mất ở cõi đời này.
Một khía cạnh rất thú vị của truyền thống này là nó được phổ biến rộng rãi nhờ kịch Nô và Kabuki, hai loại kịch truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Trở lại thế kỷ 12 ở Nhật Bản, dưới sự cai trị của hoàng đế Shirakawa-In, thói quen trang điểm, làm đẹp cho nam giới phục vụ cho mục đích giải trí bắt đầu xuất hiện. Nam giới thường được tô lông mi giả, xức nước hoa và ăn mặc như con gái. Người ta cho rằng làm như vậy sẽ khiến họ “trở nên đáng yêu hơn”.
Loại hình giải trí phổ biến thời đó là sarugaku¸ (vũ điệu của loài khỉ), một loại hình kịch kể về huyền thoại và truyền thuyết. Các gánh kịch, dưới sự bảo trợ của các đền chùa đã tổ chức biểu diễn công khai. Họ bị coi là có hoạt động “khiếm nhã” cho đến khi được các shogun (tướng quân) để ý tới. Những gánh kịch này được gọi là kịch Nô. Họ trở nên nổi tiếng nhờ các diễn viên nam trẻ và xinh xắn, thường được cho là rất gần gũi với tướng quân và giới quý tộc.
Cũng giống như Nô, Kabuki là loại kịch được biểu diễn trên công khai trên sân khấu. Lúc đầu phụ nữ được phép tham gia biểu diễn, nhưng về sau họ bị cấm tham gia vì bị coi là làm suy đồi đạo đức quần chúng. Vì vậy, người ta cho các cậu bé được ăn mặc như con gái để thay thế. Hai loại hình kịch này đã làm cho hình ảnh thiếu niên nam trở nên rất được yêu thích. Người ta cho rằng khuôn mặt của các bé trai thiếu niên là biểu hiện lý tưởng của vẻ đẹp phụ nữ. “Nhiều quý ông đã bị những vẻ đẹp này mê hoặc tới mức họ đã thề nguyền tình yêu chung thủy và cắt máu ăn thề.” Nhiều quý ông đã tiêu tốn cả gia sản để có được tình yêu và sự kề cận của các diễn viên nam trẻ này.
Quan niêm và tập quán nam yêu nam này được giới võ sĩ (samurai) rất khuyến khích. Người ta cho rằng việc dạy dỗ các nam thiếu niên về đạo đức, tính trung thực và tinh thần nâng niu cái đẹp là rất có ích. Còn tình yêu với đàn bà thì thường bị coi nhẹ và cho rằng nó chỉ làm con người ta ủy mị thôi.
Một thực tế không thể phủ nhận được là một trong những nền tảng của đời sống giai cấp võ sĩ là mối quan hệ mật thiết về tình cảm và tình dục được vun trồng giữa võ sĩ lớn tuổi hơn và võ sĩ còn đang học việc – một tình cảm mà người Nhật Bản đặt cho nó với rất nhiều tên, nhiều như người Eskimo đặt tên cho tuyết trắng vậy.
Quan niệm về tình cảm đồng giới đó ở Nhật Bản phát triển rực rở vào các thế kỷ 16, 17, 18. Giới võ sĩ cho rằng những cậu bé từ lứa tuổi 13-19 là thích hợp nhất để bắt đầu tình cảm này. Tình cảm này được gọi là wakashu-do (gọi tắt là shudo), có nghĩa là “đạo thanh niên”. Dường như có sự khác biệt rõ ràng giữa tình yêu đồng tính của giới võ sĩ và tình yêu đồng tính nói chung ở Nhật Bản. Các võ sĩ yêu thích nam giới trẻ tuổi và quan hệ của họ là quan hệ dưới hình thức thầy và đệ tử. Về quan niệm đồng tính nói chung, có sự mâu thuẫn ở đây: quan niệm tiêu cực về hình ảnh người phụ nữ là quan niệm phổ biến, ấy vậy mà người ta lại cho các bé trai ăn mặc sao cho giống bé gái. Điều này được giải thích là có thể do chế độ gia trưởng, nên phụ nữ thường vắng mặt ở những sự kiện cộng đồng quan trọng.
Dường như xã hội đã ngăn cản phụ nữ đảm nhận những vai trò quan trọng trong nền văn hóa, cho nên chuyện là nam giới bộc lộ tình cảm đối với nam giới là đương nhiên. Quan niệm shudo tan rã vào thời kỳ tây hóa Nhật Bản. Vào cuối thời kỳ công nghiệp hóa, quan niệm đồng tính trên đã biến mất khỏi xã hội Nhật Bản. Ngày nay người Nhật chỉ đề cập đến nó như là một sai sót hoặc không bình thường. Đây là hệ quả trực tiếp của một xã hội phản đối đồng tính, giống ở xã hội phương tây. Với sự truyền bá của tư tưởng phương tây và quan niệm chống đồng tính của Cơ đốc giáo, không ai còn nhớ rằng vào thời kỳ huy hoàng nhất trong lich sử Nhật Bản, nghệ thuật truyền thống Nhật Bản nổi tiếng Nô và Kabuki là những nhà hát của người đồng tính và dính tới cả mại dâm. Các nhà sử học hiện đại và nhà văn Nhật Bản đã cố ý che giấu điều này khỏi người nước ngoài, và thậm chí cả chính người Nhật. Họ cho rằng đó là một vết nhơ của quá khứ và là dấu hiệu của một xã hội Nhật Bản kém phát triển.
(Dịch từ "Secrets of Japan" của Adam McCluskey)
Vietsis chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét