Ba mươi năm văn nghệ trở lại đây, tình hình văn nghệ chúng ta xoay trở một độ tiến bộ không ngờ. Từ những nhà tây học của nhóm Tự lực văn đòan, như Nhất Linh, Khái Hưng, Hòang Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận… chịu ảnh hưởng tây học, nói chung; xu hướng văn nghệ lãng mạn, nói riêng – đem âm hưởng từ sự chịu ảnh hưởng đó xây dựng tiểu thuyết mới, thơ mới- thích hợp với thanh niên nam, nữ tân học.Và nếu Tú Xương, Nguyễn Khuyến còn sống tới năm 1930, sẽ cho Tự lực văn đòan là bọn đầu hàng; vì những nhà văn cổ điển của ta sống dưới chế độ phong kiến thư lại, nhất định không chịu ra đầu hàng ngòi bút sắt. Một Tú Xương, Nguyễn Khuyến… đem ẩn ức ấy phơi bầy trong tư tưởng diễn đạt, thể hiện rõ rệt trên thơ, văn. Sự thành cônglớn nhất của thi hào Việt Nam, như Nguyễn Du, sĩ phu trí thức chịu ảnh hưởng Lê Triều, lánh mặt Nguyễn Huệ, về Quỳnh Côi ( Thái Bình) làm ẩn sĩ. Và chính Nguyễn Du đã từng vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh (cũng là công thần nhà Lê) nên bị bắt đi lưu trí ở Nghệ An. Ẩn ức ấy đã là mầm mống phát khởi để sau này dựng Đọan Trường Tân Thanh lưu danh muôn thuở trong nền văn chương chúng ta; thì Nguyễn Khuyến, Tú Xương cũng đứng vào trường hợp ấy. Tú Xương xuất thân trong hoàn cảnh gia đình điêu đứng, va chạm liên tục trong trường ốc, bao nhiêu lần đi lại bấy nhiêu lần về không:
Mai không tên tớ, tới đi ngay
Cúng giỗ từ đây nhớ lấy ngày…
Hai nhà thơ châm biếm thời thế sâu cay như Nguyễn Khuyến, Tú Xương; mặc dầu Tam nguyên Yên Đỗ đi trước, để rồi nhắn lại với Tú Xương : Kế dư chi hậu kỳ Xương hồ ( Kẻ nối chí ta có lẽ chỉ có Tú Xương). Nhưng không phải vậy mà thơ Tú Xương chịu ảnh hưởng từ Nguyễn Khuyến; trai lại, thơ ông có hương vị riêng, chẳng hạn cũng châm biếm thí châm biếm cười ra nước mắt, não lòng, thấm thía hơn cả Nguyễn Khuyến. Thơ đượm ẩn ức sâu cay, điều đó hẳn chúng ta không lạ. Vì cuộc sống của hai nhà thơ khác hẳn nhau, cả tài năng cũng không giống nhau. Cuộc sống đời thường Tú Xương khổ gấp nhiều lần hơn so với Nguyễn Khuyến. Và Tú Xương đã sống trọn vẹn với cảm giác, rối bộc bạch rung cảm chân tình bằng xúc cảm nhục hờn, đầu máu, nước mắt. Cứ chỉ ra một điều về thi cử, đã bao nhiêu lần đi là bấy nhiêu lần về không, bài phú Hỏng Thi đến gia đình lụn bại, vì không có sinh kế của người chèo chống lá Tú Xương, bởi ông đã từ chối chế độ mới:
Nào có ra gí cái chữ nho
Ông Nghè ông Cống cũng nằm co
Phen này ông quyết làm Thông phán
Sáng rượu xâm banh, tối sữa bò…
Những vần thơ ấy mói chỉ bộc lộ khiêm nhường, tế nhị để mạt sát bọn trây thuộc lần thứ nhất đến nước ta. Tú Xương chán ghét thù hận:
.. Dứt cái mề đay quẳng xuống sông
Thôi thôi cũng mét xì ông
Sau này người nối chí Tú Xương, là nhà thơ gần nhất của chúng ta, là Tản Đà, ông đã than thân tráchphận trong bài Người bán than. Phải chăng thi sĩ bán lời than của một người dân bị mất độc lập, tự do; hơn là đem bán gánh than đang quẩy ở chợ đời:
Người phải biết tự do là thú
Mất tự còn có ra chi
Canh tàn thôi liệu ngủ đi
Ngủ cho đẫy giấc mai thì bán than
Ước muốn của anh chàng bán than là sống thanh nhàn, tự do, hẳn sung sướng vế mặt tnh thần nhiều hơn bọn luồn cúi:
… Đã có kẻ khom lưng luồn cúi
Lấm đầu lươn luồn lụy vào ra
Chồng chồng vợ vợ vinh hoa
Mà trong vinh hiển xót sa đã nhiều
Cảnh đem vợ đẹp hiến cho quan thầy, Tản Đà không bỏ sót bất cứ hình tượng bỉ ổi nào mà không lên án. Thời ký ấy, Pháp đang cai trị, bảo hộ dân An Nam; thì thi sĩ núi Tản, sông Đà đã ghi lại cho người đương thời, cả người đời sau nhìn thấy cảnh mua quan, bán tước, được nhìn thấy qua hình tượng sống , qua bài văn, câ u thơ chống đối- nên ở đây phải ghi nhận Tản Đà là một trong những kẻ đi tiên phong của Tự Do. Nhìn vào lịch sử văn chương Trung Hoa, một Khuất Nguyên bất mãn để dệt thành Ly Tao, hoặc một sử gia khác , đã viết một Sử Ký Tư Mã Thiên. Nhìn rộng ra nữa, một Cervantès, một Dostoievski, bất mãn trong thân phận kẻ đau khổ vì có tri thứ , cũng như kẻ tù đầy ( bagnard) - để rồi một Don Quichotte còn, và một Souvenirs de la maison des morts tồn tại (tạm dịch: Hồi ức về căn nhà cuả những người đã chết ; dầu dọc rất khó hiểu, nhưng chỉ vì tư tưởng cao sâu cần phải suy nghĩ- chỉ dành cho những ai có tâm sự chán thế thái nhân tình mới dễ cảm thông. Loại truyện tư tưởng này không phải chỉ có tình tiết éo le , bố cục ly kỳ như tiểu thuyết tầm thường- phần hồn trong truyện của Dostoievski nặng về phần xây dựng và lồng hình tượng con người điển hình cho một mẫu người trong một giai đoạn lịch sử. Dostoievski có mặt chưa tới một thế kỷ -thi đã ảnh hưởng đến các nhà văn thế giới - nhất là tác phẩm: L’Idiot, Les Frères Karamazov, Crime et Châtiment ( Thằng Ngốc, Anh em Nhà Karamazov, Tội ác và Hình phạt) . Một André Gide đã từng nghiêng mình kính cẩn, tự nhận hậu sinh chịu ảnh hưỡng mãnh liệt từ Dos. Cuốn sách viết về Dostoievski dầy bốn trăm trang phân tích cái hay, cái bất tử trong văn chương Dos- cuộc đời đến văn phẩm. Sau này, tư tưởng văn hào Nga đã khiến chủ nghĩa văn hoá Mác xít không dám lên án công khai, cũng không dám phổ biến tư tưởng một cách công khai.Lẽ, lo sợ chủ nghĩa văn hoá mác xít bị phân hoá, nghĩa là các tông đồ đọc rồi chịu ảnh hưởng sinh ra hoang mang, chán chường. Sự chán chường về con người , (cá nhân) nhất là thiên tài cần phải được tự do phát triển tư tưởng, không thể gông cùm theo mệnh lệnh từ đoàn thể đặt ra, hoặc bị bóp nghẹt bởi quốc gia cực quyền. Nói rõ hơn, nhân vật của Dos, chủ trương tác đoàn thể, vì con người có tài có thể tạo ra được một đoàn thể, tạo được một chủ nghĩa, như Hegel, Marx, Sartre … chẳng hạn.
Chịu ảnh hưởng tư tưởng văn nghệ- hình động lực ghê gớm nhất một khi đạt tới đỉnh. Một sức mạnh từ nhà phê bình văn học tài ba cỡ Biélinsky, Saint Beuve hoặc nhà văn tư tưởng như Dos, hoặc văn chính luận LéonTrostky, J.J. Rousseau.. có thể xoay chuyển được một tình thế mới. Chúng tôi nhó đến Dos và vợ là Anna Grigorievna ( hay Dostoievskaia ) khi đến Renovskoe- Rasotimsve thăm em nàng là Ivan Grigorievitch sinh viên đang theo học ở Vonia; thì một số rất đông sinh viên chỉ vì mến tài Dos. bu quanh được nhìn thấy văn hào ( tất nhiên cũng có một số sinh viên chống đối Dos.) . Lý do của anh em này cho rằng Dos để nhân vật Rakolnikoff trong truyện Crime et Châtiment, như một nhân vật anh hùng- mà lại được mô tả có đoạn đời sống thối tha, trụy lạc- như vậy có tính cách vu khoát cả một thế hệ sinh viên đương thời.
Tôi nhấn mạnh câu chuyện kể lại trên đây, có ý nói đến phản ứng văn nghệ có tác động phản hồi ghê gớm đến vậy! Ở nước ta, một Vũ Trọng Phụng vớiGiông tố, Số Đỏ… trình bầy một xã hội chết ( có chủ quan đãi lọc) dưới chế độ nô lệ, bảo hộ của Pháp, thì điều này đã từng giúp cho một nhà cách mệnh Việt Nam ở ngoại quốc có thể hiểu thấu đáo sinh hoạt xảy ra trong nước. Đó là Tạ Thu Thâu với truyện Vũ Trọng Phụng minh chứng cho trường hợp này. Văn nghệ rút từ bối cảnh xã hội và xã hội liên hệ đến tác phẩm cùng với tác dụng phản hồi từ văn phẩm đối với cải cách xã hội như thế nào? Chúng tôi đã đặt câu hỏi và đã trả lời bằng câu giải đáp trên đây. Những trang văn chương bất tử Vũ Trọng Phụng còn được nhắc nhở nhiều lần hơn, hẳn không phải là sự ngẫu nhiên mà đạt được vậy. Cuộc đời Vũ Trọng Phụng vào lúc hấp hối, ông còn than không được ăn một miếngbí tết- thì lẽ đương nhiên vì nhà văn này chọn phận ( accepter son lot) : viết độc lập kể cả làm chủ đời sống tinh thần, vật chất, coi sự nghiệp văn chương làm cứu ánh, chịu sống cuộc đời thường nhậ tkham khổ. Sống vật vã, qua đời thì bất tử ở đường văn chương, nào có khác gì câu nói cuả văn hào Gogol tên tôi sau này sung sướng hon tôi bây giờ. Vũ Trọng Phụng viết báo , làm văn sống qua ngày, nhưng nhất định không bỏ nghề văn, tự biết nghề văn không thể nuôi sống bản thân, gia đình- thì đó là tình trạng chung cuả văn nghệ hôm nay cũng chưa khác hơn.
Tác giả Giông tố từng làm thư ký cho hãng Godard, đến nỗi vưà đi làm vừa viết, nên bị đuổi việc. Đó là nói thời kỳ Vũ Trọng Phụng viết Đời cạo giấynói vể cuộc đời nhà cách mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng , Ký Con ( Đoàn Trần Nghiệp). Thì có khác gì sự viết độc lập của Stendhal thích sống lang thang, làm chủ thời gian, cuộc sống; lại chẳng màng làm quan vệ thần Bonaparte, cũng như cuộc đời của Dostoievski chống chế độ Nga Hoàng nên bỏ làm sĩ quan nhà nghề (một sĩ quan chỉ huy lăng mạ vô cớ) . Nên Dos. không thể đầu hàng vua chúa, kết cuộc bị lưu đầy, sống những ngày mật đắng nhất, để sau này có tác phẩm Souvenirs de la maison des morts. ( Hồi ức về căn nhà của những người đã chết) . Đến những trang tình sử cuả Dos. trải qua nhiều giây phút dằn vặt nhất, ông tâm sụ với vợ, Anna Grigorievna :
”… Em ạ, sau này anh sẽ có rất nhiều tiền, nhiều nhiều lắm. Thật đấy mà, em cứ tin đi!...”
Ông cũng có lòng tin như Stendhal biết mình có tài, tuyên bố dõng dạc : Je serais compris vers 1960, một trăm năm sau mới có kẻ hiểu được ông. Hoạ sĩ tài danh Van Gogh biết sử dụng tài năng hiệu quả, trước khi tự tử còn vẽ xongLe Champ aux blés ( tạm dịch: Cánh đồng luá mì ) và nợ chủ quán 33 ly cà phê đen chưa trả. Nguyễn Du bị lên án với Đoạn trường tân thanh , qua bọn nho sĩ cùng thời đố kỵ: Phan Lập Trai, Thập Thành Thi - âm thầm tự bạchBất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ( ba trăm năm sau liệu ai còn nhớ Tố Như?) Và triết gia Nietzsche cuối đời còn bị phê phán, bực rọc không biết than thở cùng ai, viết Ecce Homo tự giải thích tại sao tài giỏi, khôn ngoan, viết được sách hay đến vậy! –( theo Stephan Zweig ) - bởi người đời đối xử bạc bẽo, độc ác chê trách, ruồng rẫy , thì tác giả Ecco Homotự khen mình đấy thôi. Hoặc Sigmund Freud vào ngày kỷ niệm thượng thọ, chẳng mống bạn bè thăm hỏi; vì sinh thời bị đời phủ nhận tài năng; qua đời rồi bao nhiêu là sách viết về, bao hội nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu mổ xẻ thuyết phân tâm học . Các danh nhân lúc sinh thời bị đối xử bạc bẽo, vì thói đời bon chen, ghen tị, chỉ nhìn thấy lợi nhỏ vun quén bản thân, không thể nhìn xa đánh giá trị tài năng người khác. Có một nhà văn nổi tiếng từng nhận định về tình hình văn học quốc tế ( tôi quên tên, có lẽ Pierre Brodin)cho rằng ,trước thế chiến hai thì đa số các nhà văn quốc tế chịu ảnh hưởng hai trào lưu –không chịu ảnh hưởng Dostoievski cũng là Sigmund Freud hoặc Friedrich Nietzsche.
”… Em ạ, sau này anh sẽ có rất nhiều tiền, nhiều nhiều lắm. Thật đấy mà, em cứ tin đi!...”
Ông cũng có lòng tin như Stendhal biết mình có tài, tuyên bố dõng dạc : Je serais compris vers 1960, một trăm năm sau mới có kẻ hiểu được ông. Hoạ sĩ tài danh Van Gogh biết sử dụng tài năng hiệu quả, trước khi tự tử còn vẽ xongLe Champ aux blés ( tạm dịch: Cánh đồng luá mì ) và nợ chủ quán 33 ly cà phê đen chưa trả. Nguyễn Du bị lên án với Đoạn trường tân thanh , qua bọn nho sĩ cùng thời đố kỵ: Phan Lập Trai, Thập Thành Thi - âm thầm tự bạchBất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ( ba trăm năm sau liệu ai còn nhớ Tố Như?) Và triết gia Nietzsche cuối đời còn bị phê phán, bực rọc không biết than thở cùng ai, viết Ecce Homo tự giải thích tại sao tài giỏi, khôn ngoan, viết được sách hay đến vậy! –( theo Stephan Zweig ) - bởi người đời đối xử bạc bẽo, độc ác chê trách, ruồng rẫy , thì tác giả Ecco Homotự khen mình đấy thôi. Hoặc Sigmund Freud vào ngày kỷ niệm thượng thọ, chẳng mống bạn bè thăm hỏi; vì sinh thời bị đời phủ nhận tài năng; qua đời rồi bao nhiêu là sách viết về, bao hội nghiên cứu nghiên cứu nghiên cứu mổ xẻ thuyết phân tâm học . Các danh nhân lúc sinh thời bị đối xử bạc bẽo, vì thói đời bon chen, ghen tị, chỉ nhìn thấy lợi nhỏ vun quén bản thân, không thể nhìn xa đánh giá trị tài năng người khác. Có một nhà văn nổi tiếng từng nhận định về tình hình văn học quốc tế ( tôi quên tên, có lẽ Pierre Brodin)cho rằng ,trước thế chiến hai thì đa số các nhà văn quốc tế chịu ảnh hưởng hai trào lưu –không chịu ảnh hưởng Dostoievski cũng là Sigmund Freud hoặc Friedrich Nietzsche.
Trở lại với niềm tin của Dos., thì chính ông cũng tự biết tài năng của ông rồi ra cũng được thẩm định đúng địa vị mà thôi. Và đương thời, ông còn một bạn văn rất tốt là Nekrassoff (mẹ gốc Ba Lan) đã in tác phẩm Dos. đưa lên đài danh vọng . Và thêm nhà phê bình đại tài V. Biélinsky tiếp đãi Dos. trong phòng khách niềm nở; khi Dos. đã nổi danh vẫn không quên công lao ban đầu họ đối đãi đối với nhà văn ở giai đoạn tập sự. Trong cuốn Nhật ký một nhà văn (qua bản tiếng Pháp Journal d’un écrivain. ) Dos. còn bà vợ hai đảm đang Anna Grigorievna, bên cạnh bạn bè văn chương chí tình , có Nekrassoff, Biélinsky – nào khác gì triết gia Karl Marx ,vợ Jenny Westphalen, và người giúp việc hết lòng , Lenchen. Những ân nhân ấy giúp đỡ danh nhân lúc sinh thời chưa mấy ai biết đến, không bao giờ tính toán hơn, thiệt giúp tác giả viết sách- thử nghĩ xem thời đoạn đó thật mơ hồ, nào ai biết được sau này trở thành triết gia, nhà tư tưởng tài ba lỗi lạc đâu? Cho nên, nói như Nguyễn Du, quả là chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài . Căn bản luận lý Marx là tương quan sinh sản rồi mới đến tương quan kinh tế xã hội; nhìn vào đời riêng tư cuả Marx- vợ và các bạn tốt giúp có đặt vấn đề tương quan sinh sản đâu ? Sự chịu đựng ghê gớm của Marx không nhận làm bộ trưởng giáo dục khi anh vợ mời ; nào có khác gì sự bỏ việc làm thư ký hãng Godard cuả Vũ Trọng Phụng, hoặc bỏ nghề làm sĩ quan của Dostoievski, hoặc Stendhal.. để lao đầu vào việc viết tác phẩm mà họ ôm ấp canh tân xã hội mai sau. Như Jenny, như Anna, có bao giờ họ nghĩ chồng sẽ thành công trong mai hậu, mà ban đầu giúp đỡ chi vì tấm lòng.
Giông tố, Số đỏ… tác phẩm nổi tiếng để đời của Vũ Trọng Phụng góp mặt trên văn đàn, đo là một đóng góp công lớn trong cuộc chống Pháp- đó là lòng tin tài năng bản thân sẽ được sáng toả mai sau , tự biết cuộc sống thường nhật kham khổ chịu đựng có mục đích , không uổng công. Có thể định giá Vũ Trọng Phụng như Dostoievski, qua con mắt chính trị gia tư tưởng xuất chúng Léon Trotsky:
Giông tố, Số đỏ… tác phẩm nổi tiếng để đời của Vũ Trọng Phụng góp mặt trên văn đàn, đo là một đóng góp công lớn trong cuộc chống Pháp- đó là lòng tin tài năng bản thân sẽ được sáng toả mai sau , tự biết cuộc sống thường nhật kham khổ chịu đựng có mục đích , không uổng công. Có thể định giá Vũ Trọng Phụng như Dostoievski, qua con mắt chính trị gia tư tưởng xuất chúng Léon Trotsky:
“… Dostoievski là một trong những nhà văn có tư tưởng xã hội, không tham gia chính thức vào cuộc thực hành cải tổ xã hội; nói khác đi vẫn tham gia trực tiếp trong cuộc cách mạng giải phóng xã hội. Bởi lẽ, những nhà văn tư tưởng ấy đã đứng về phía những kẻ bị thống trị để nói lên ý nghĩ khắc khoải, dằn vặt cuả người dân sống khổ sở thật gay gắt- nên gọi đó là’ họ có tư tưởng thúc đẩy gián tiếp” ( pensée épileptique)( trong Hồi ký , bản dịch tiếng Pháp cuả Victor Serge) .
Làm văn nghệ độc lập chuyên nghiệp như làm cách mạng, nhiều khi cần phải biết rằng tại sao làm? Tại sao chọn nghiệp đó? Có thế mới không nhầm lẫn phương tiện và cứu cánh , không bán rẻ cứu cánh cho phương tiện nhất thời . Sứ mệnh văn nghệ như sự nghiệp cách mạng ,thoạt kỳ thủy đã mang tính chất bạc bẽo- anh phát huy được cái hay, cái đẹp là lẽ tất nhiên- còn cái dở thì lại không được quyền có.
Nhìn vào lịch sử La Mã bắt gặp chuyện tướng Scipion giúp dân duổi quân xâm lược Annibal - nhưng chính vị tướng ấy lại không được thừa nhận là người công đầu- còn bị lên án gay gắt, bị cướp công, không được ngồi trên ghế chính quyền. Và kết cục, Scipion đã phải lưu lạc ở nước ngoài, chết mòn mỏi, phút lâm chung than thân, trách phận : Ingrate patrie, tu n’auras pas mes os ( tạm dịch: "Tổ quôc bạc bẽo ơi, mi không có nắm xương cuả ta đâu ! ”)
Hay tướng De Gaulle với cuộc kháng chiến Pháp, thành công đâu có được ngồi lâu trên ghế trị vì quảng bá chủ trương gaullisme ? Bởi lẽ, lịch sử nước Pháp vẫ n cần kẻ thích ứng với đà tiến triển , không thể vì từng có công cứu nước, thì được quyền ngồì lì trên ghế chính quyền. Tôi thường suy luận - làm cách mệnh như làm văn nghệ - hai nghề dễ nhất, ai cũng có thể đảm đương được- trước hết không phải theo học một trường được cấp chứng nhận, không cần tốt nghiệp trong khóa học nào- nhưng phải trải qua cầu đoạn trường lớn nhất: vượt mình, vượt lên hiện tại, thể hiện đường lối, sự nghiệp - chỉ dành cho lịch sử mai hậu đánh giá.
Thì một Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu- bây giờ ít ai nhắc đến mà không ít nhiều chê trách! Hoàng Cao Khải cùng thời Phan Bội Châu , cũng có công với văn hoá ( tác giả Việt sử yếu và một số vở tuồng)- khốn nỗi công ít, tội nhiều , làm sao à đánh đồn giá trị cân bằng cho được!
Một Phạm Quỳnh công đầu cuả giai đoạn nền móng xây dựng văn hoá quốc gia, trải qua đời niên thiếu khó khăn , trình độ học hành Thành chung ( Brevet 1er cycle) , viết tiếng Pháp trôi chảy. dọc diễn văn lưu loát; công nào ai hơn ông Quỳnh ông Vĩnh ?
Nhưng khi làm chính trị, con người văn hoá bước sang thể hiện đường lối xưa phơi bầy trên trang giấy, nay thành động biến cải; thì than ôi – Phạm Quỳnh đã làm tay sai cho phe thống trị Pháp, phản lại dân tộc Việt Nam- nghĩa là Phạm Quỳnh đã dùng cả cái vốn văn hóa xây dựng phục vụ chủ nghiã thực dân bảo hộ. Phạm Quỳnh là công bộc Pháp lại khác với thông ngôn tài ba Trương Vĩnh Ký, cùng là cộng tác viên đầu tiên phe xâm lược- vậy tại sao Trương Vĩnh Ký vẫn chiếm được lòng ngưỡng mộ người sau đánh giá, bởi Trương Vĩnh Ký không phục vụ chính trị phe thống trị kèm theo vốn văn hoá đã xây dựng mà ông có. Và sự khác biệt giữa Phạm Quỳnh và Trương Vĩnh Ký, nên phe mác xít đã thủ tiêu Phạm Quỳnh.
Tương tự số phận một đại-tá-thi sĩ Cao Đài, Hồ Hán Sơn ( tên thật: Hồ Mậu Đề) cũng bị chết cách tức tưởi, chỉ vì cách làm chính trị- một thi sĩ có tài đã không biết rằng làm thơ và chính trị khác nhau, một khi không phân biệt mức ranh giới, dễ nhầm thủ đoạn lọc lừa bạn thù, sau bị thủ tiêu , xác ném xuống giếng sâu ở Trại Huấn luyện Quân sự Cao Đài Bến Kéo (Tây Ninh) năm 1955. Kinh nghiệm chung này giúp cho ai không biết cách nhận phận , hãy nhìn gương tầy liếp Scipion hoặc Hồ Mậu Đề từng là vật tế thần!
Nhìn vào lịch sử La Mã bắt gặp chuyện tướng Scipion giúp dân duổi quân xâm lược Annibal - nhưng chính vị tướng ấy lại không được thừa nhận là người công đầu- còn bị lên án gay gắt, bị cướp công, không được ngồi trên ghế chính quyền. Và kết cục, Scipion đã phải lưu lạc ở nước ngoài, chết mòn mỏi, phút lâm chung than thân, trách phận : Ingrate patrie, tu n’auras pas mes os ( tạm dịch: "Tổ quôc bạc bẽo ơi, mi không có nắm xương cuả ta đâu ! ”)
Hay tướng De Gaulle với cuộc kháng chiến Pháp, thành công đâu có được ngồi lâu trên ghế trị vì quảng bá chủ trương gaullisme ? Bởi lẽ, lịch sử nước Pháp vẫ n cần kẻ thích ứng với đà tiến triển , không thể vì từng có công cứu nước, thì được quyền ngồì lì trên ghế chính quyền. Tôi thường suy luận - làm cách mệnh như làm văn nghệ - hai nghề dễ nhất, ai cũng có thể đảm đương được- trước hết không phải theo học một trường được cấp chứng nhận, không cần tốt nghiệp trong khóa học nào- nhưng phải trải qua cầu đoạn trường lớn nhất: vượt mình, vượt lên hiện tại, thể hiện đường lối, sự nghiệp - chỉ dành cho lịch sử mai hậu đánh giá.
Thì một Hoàng Cao Khải, Hoàng Trọng Phu- bây giờ ít ai nhắc đến mà không ít nhiều chê trách! Hoàng Cao Khải cùng thời Phan Bội Châu , cũng có công với văn hoá ( tác giả Việt sử yếu và một số vở tuồng)- khốn nỗi công ít, tội nhiều , làm sao à đánh đồn giá trị cân bằng cho được!
Một Phạm Quỳnh công đầu cuả giai đoạn nền móng xây dựng văn hoá quốc gia, trải qua đời niên thiếu khó khăn , trình độ học hành Thành chung ( Brevet 1er cycle) , viết tiếng Pháp trôi chảy. dọc diễn văn lưu loát; công nào ai hơn ông Quỳnh ông Vĩnh ?
Nhưng khi làm chính trị, con người văn hoá bước sang thể hiện đường lối xưa phơi bầy trên trang giấy, nay thành động biến cải; thì than ôi – Phạm Quỳnh đã làm tay sai cho phe thống trị Pháp, phản lại dân tộc Việt Nam- nghĩa là Phạm Quỳnh đã dùng cả cái vốn văn hóa xây dựng phục vụ chủ nghiã thực dân bảo hộ. Phạm Quỳnh là công bộc Pháp lại khác với thông ngôn tài ba Trương Vĩnh Ký, cùng là cộng tác viên đầu tiên phe xâm lược- vậy tại sao Trương Vĩnh Ký vẫn chiếm được lòng ngưỡng mộ người sau đánh giá, bởi Trương Vĩnh Ký không phục vụ chính trị phe thống trị kèm theo vốn văn hoá đã xây dựng mà ông có. Và sự khác biệt giữa Phạm Quỳnh và Trương Vĩnh Ký, nên phe mác xít đã thủ tiêu Phạm Quỳnh.
Tương tự số phận một đại-tá-thi sĩ Cao Đài, Hồ Hán Sơn ( tên thật: Hồ Mậu Đề) cũng bị chết cách tức tưởi, chỉ vì cách làm chính trị- một thi sĩ có tài đã không biết rằng làm thơ và chính trị khác nhau, một khi không phân biệt mức ranh giới, dễ nhầm thủ đoạn lọc lừa bạn thù, sau bị thủ tiêu , xác ném xuống giếng sâu ở Trại Huấn luyện Quân sự Cao Đài Bến Kéo (Tây Ninh) năm 1955. Kinh nghiệm chung này giúp cho ai không biết cách nhận phận , hãy nhìn gương tầy liếp Scipion hoặc Hồ Mậu Đề từng là vật tế thần!
Đến nhóm Đông Dương Tạp Chí , thì Nguyễn Văn Vĩnh công đầu dịch thuật truyện ngụ ngôn cuả La Fontaine sang tiếng việt, có công xây dựng nền báo chí thời sơ khởi phát triển, đến những ngày cuối đời mang thân chôn chặt ở hang sâu đào vàng trên đất Lào. Và đời sau vẫn nhắc tới ông, người từng cộng tác với Pháp thực dân bảo hộ, truyền bá văn hoá mẫu quốc như Phạm Quỳnh, vẫn được đánh giá công lao- tuy vậy đời cũng không quên đã có lần Nguyễn Văn Vĩnh giả vờ chống tây có tiền nuôi con ăn học ở Pháp. Và cũng có dư luận việc đặt tên thứ nam Nguyễn Nhược Pháp, thì liệu đây có làm cho Pháp bị nhược không, hoặc chỉ là cách vải thưa che mắt thánh?
Cùng trong giai đoạn nền móng 1913-1930 có Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Á Nam Trần Tuấn Khải, Đào Duy Anh, Vũ Đình Dy, Trần Huy Liệu, Phan Khôi, Nguyễn Văn Tố, … đều được đánh giá là có công xây dựng văn học quốc ngữ. Phan Khôi , người từng đề xướng thơ mới, từng bị nằm tù vì chống Pháp , rồi lại bị phe mác xít giam cầm vẫn không quản thân già đòi văn nghệ phải có tự do, qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm ( 1956)- Đến Hồ Hữu Tường , ngòi bút độc đáo trào lộng chính trị từ Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc Bỡn Nga,đến Phi Lạc náo Huê Kỳ vv…. tác phẩm phúng thích chính trị rất có giá trị văn chương, tư tưởng, một mình một chiếu độc nhất vô nhị.
Cùng trong giai đoạn nền móng 1913-1930 có Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Á Nam Trần Tuấn Khải, Đào Duy Anh, Vũ Đình Dy, Trần Huy Liệu, Phan Khôi, Nguyễn Văn Tố, … đều được đánh giá là có công xây dựng văn học quốc ngữ. Phan Khôi , người từng đề xướng thơ mới, từng bị nằm tù vì chống Pháp , rồi lại bị phe mác xít giam cầm vẫn không quản thân già đòi văn nghệ phải có tự do, qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm ( 1956)- Đến Hồ Hữu Tường , ngòi bút độc đáo trào lộng chính trị từ Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc Bỡn Nga,đến Phi Lạc náo Huê Kỳ vv…. tác phẩm phúng thích chính trị rất có giá trị văn chương, tư tưởng, một mình một chiếu độc nhất vô nhị.
Phần Tổng Luận Sáu Mươi Năm Văn Nghệ , hẳn đã có thể gây thắc mắc bạn đọc thí dụ , sẽ có người đặt câu hỏi: tại sao không viết tổng kết văn nghệ cách thuần nhất, mà lại so sánh song hành bối cảnh chính trị?
Tôi cho rằng hình động lực văn nghệ tác động đời sống xã hội và đời sống nhà văn, thơ phản ánh qua thơ, văn và ngược lại, tất có phản ứng tương quan giao hoà với nhau. Lấy trường hợp Nguyễn Du ra phân tích, ông từng lê gót , chồn chân leo núi, băng đồi, không chỉ một lần lên thăm 99 ngọn núi Hồng Lĩnh, không chỉ thăm thú, vãn cảnh- mà cón là một thái độ ẩn mình không ra đầu hàng vua Quang Trung ( dầu đây là một ông vua đã tô điểm cho lịch sử Việt Nam trang oanh liệt ). Sĩ khí Nguyễn Du không thể chê trách và người sau vẫn phải coi đây là sự tự do được chọn lựa và kính trọng ông. Vì nhờ đấy chúng ta mới có một Truyện Kiều hoặc thái độ không chiu đầu hàng của ngọn bút lông trước ngòi viết sắt của Tú Xương, ông chịu sống cơ cực, ẩn thân nhờ vợ quanh năm buôn bán ở ven sông cung cấp thức ăn đạm bạc, bữa no bữa đói, áo rách sờn vai, bạc màu, rồi giãi bầy lòng chán chường, cộng tâm trạng chống đối phe thống trị, không nỡ phản tinh thần Khổng Mạnh vào ngày tàn lụi- sau này để lại những bài thơ đầy tính chất phúng thích chính trị, lên án quân cướp nước cùng phường tôi đòi ăn bám – và nhắc nhở hận cuả dân mất nước đối với nền thông trị cuả Tây thuộc.
Tôi cho rằng hình động lực văn nghệ tác động đời sống xã hội và đời sống nhà văn, thơ phản ánh qua thơ, văn và ngược lại, tất có phản ứng tương quan giao hoà với nhau. Lấy trường hợp Nguyễn Du ra phân tích, ông từng lê gót , chồn chân leo núi, băng đồi, không chỉ một lần lên thăm 99 ngọn núi Hồng Lĩnh, không chỉ thăm thú, vãn cảnh- mà cón là một thái độ ẩn mình không ra đầu hàng vua Quang Trung ( dầu đây là một ông vua đã tô điểm cho lịch sử Việt Nam trang oanh liệt ). Sĩ khí Nguyễn Du không thể chê trách và người sau vẫn phải coi đây là sự tự do được chọn lựa và kính trọng ông. Vì nhờ đấy chúng ta mới có một Truyện Kiều hoặc thái độ không chiu đầu hàng của ngọn bút lông trước ngòi viết sắt của Tú Xương, ông chịu sống cơ cực, ẩn thân nhờ vợ quanh năm buôn bán ở ven sông cung cấp thức ăn đạm bạc, bữa no bữa đói, áo rách sờn vai, bạc màu, rồi giãi bầy lòng chán chường, cộng tâm trạng chống đối phe thống trị, không nỡ phản tinh thần Khổng Mạnh vào ngày tàn lụi- sau này để lại những bài thơ đầy tính chất phúng thích chính trị, lên án quân cướp nước cùng phường tôi đòi ăn bám – và nhắc nhở hận cuả dân mất nước đối với nền thông trị cuả Tây thuộc.
Trong phần tổng luận này, chúng tôi cố ý không theo thứ tự sau, trước, nhà văn thế hệ sau có thể được đưa lên trước, nếu có điểm tương đồng hoàn cảnh, cuộc đời, hành động, tư tưởng, tài năng và cả quan điểm .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét