Trang

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Tổng Luận 60 năm văn nghệ Vietnam (1900-1960) kỳ 5


Trở lại bình diện văn nghệ kháng chiến chủ lực, về thơ có : Quang Dũng, Hoàng Cầm Yên Thao, Tất Vinh, Hồng Nguyên, Hữu Loan, Yên Thao, Minh Tiệp, Phùng, Hà Khang, Hoàng Trung Thông, Trần hữu Thung, Phạm Hổ… về văn: Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Phùng Cung, Đình Quang, Nguyễn Trinh Cơ, Hà Minh Tuân, Vũ Tú Nam, Siêu Hải, Kim Lân, Trần Đăng vv…. ( tập hai trong bộ Lược sử văn nghệ Việt Nam có hai phần: a) Nhà văn kháng chiến chủ lực 1945-50 và phần b: Nhà văn miền Nam 1845-50) .
\Văn nghệ kháng chiến nói lên được khía cạnh mọi hình tượng sống mới cuả giữa lòng thế kỷ hai mươi. Tất cả vẻ đẹp, cái hay hào hùng, tuy cuộc sống vật chất thấp vẫn chỉ nuôi dưỡng cho một tinh thần cao trong thử thách cam go chiến đấu bảo vệ bờ cõi khi giặc Pháp đưa quân sang xâm lăng lần thứ hai.
Vậy tinh thần kháng chiến trong năm năm 1945 - 1950 có bị phân hoá không? Rõ ràng không thể trả lời là không. Chúng ta thiều một Léon Trostky viếtCuộc cách mạng bị phản bội ( bản dịch tiếng Pháp: La révolution trahie , gồm 3 tập, Victor Serge dịch). Cũng như ở Nga sau cuộc cách mệnh 1917, thì ở Việt Nam là sau 1950, phe Mác xít loại dần được phần tử Quốc gia, độc đảng này hướng dẫn vận mệnh dân tộc vào con đường phân hoá, cuộc kháng chiến mất hết thực chất. Một số đông lãnh tụ phe Quốc gia đã hồi cư trở về thành và bắt đầu bước vào mặt trận phản ý thức hệ Mác xít ( chủ nghĩa Staline ). Với tư cách một người cầm bút độc lập đánh giá theo nhận xét riêng khách quan, để sau này có tư liệu cho người sau định giá đúng một nền văn học kháng chiến đúng nghĩa. Và tất nhiên , tập Nhà văn kháng chiến chủ lựcnày chỉ đóng góp rất nhỏ - ngoài ra nếu một người ngoại quốc nào cắc cớ hỏi :
“ … cuộc kháng chiến chúng ta được đanh dấu bằng sự kiện văn học nào? trong văn chương có phản ánh không? nếu có thì ở đâu? thì chúng ta trả lời ra sao? 
và cũng để tránh tình trạng của Baron Brambeuss mai mỉa:
” … nước các anh có tác phẩm nào bất tử không? / Không, chúng tôi có nhiều đại văn hào / Thế ít nhất các anh cũng có một nền văn nghệ chứ?/ Không/ Chúng tôi chỉ có nhiều hiệu sách lớn mà thôi…”
Nhà văn kháng chiến miền Nam hiện nay ( thời đoạn sáu mươi ) còn Thậm Thệ Hà hoạt động tích cực. Bên cạnh là Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Bảo Hoá ( ký Tô Nguyệt Đình, Tiêu kim Thủy ). Riêng trường hợp Lý Văn Sâm và Dương Tử Giang vượt trại giam ở Biên Hoà vào 1956, chỉ một mình Lý Văn Sâm thoát được; còn Hoàng Tố Nguyên và Vũ Anh Khanh ra Bắc tập kết từ 1954. Chỉ một mình Thẩm Thệ Hà lập nhà Lá Dâu xuất bản vài cuốn tiểu thuyết mới viết và đôi ba cuốn truyện của Nguyễn Bảo Hoá ( ký Tiêu Kim Thủy ). Tiểu thuyết Đời tươi thắm lồng trong một luận đề luyến ái, một nhân sinh quan mới - chỉ cách phân tích tâm lý nhân vật thôi cũng chưa có gì mới đáng làm mẫu mực như tự truyện hoặc tiểu thuyết của các nhà văn ngoại quốc từng làm. Chỉ cần lướt mắt qua thôi, nhà văn Pháp ( gốc Nga) như Henri Troyat viết loại truyện tưong tự Thẩm thệ Hà- đó là tiểu thuyết La Mort saisit le Vif ( tạm dịch: Hết chết thì sống ) , thì loại truyện này ở bên ta kém cỏi, tụt hậu. Đây không chỉ nói riêng cá nhân làm văn chương như Thẩm Thệ Hà, cuốn truyện thứ hai thuộc loại giáo dục hướng dẫn Hoa trinh nữ đưa ra tư tưởng giáo dục được lồng vào chuyện tình nẩy nở trên ghế nhà trường, hướng dẫn mặt luyến ái quan của học sinh vào con dường định hướng. Nhưng trên thực tế chưa có gì báo hiệu tác phẩm này thành công cả, Thẩm Thệ Hà chưa vượt lên được nếu đem so với Người yêu nước tắt đi với lý tưởng kháng chiến đã mất trong ông. Còn nhà văn đồng thời với Thẩm Thệ Hà là Bình Nguyên Lộc, nhà văn có chân t đứng vững chắc trong lối văn cảm giác ( style d’inspiration) tuyệt chiêu. Đó là các truyện Lò chén chòm sao ( 1950), Đôi bạn mắc hoa vông(1955), Căn bệnh bí mật của nàng, Con Tám cù lần, Thèm mùi đất, Câu dầm … vv
Và Nguyễn Bảo Hoá từng là soạn giả Nam Bộ chiến sử lại quay sang viết tiểu thuyết dưới bút danh Tô Nguyệt Đình, Tiêu Kim Thủy ( Miá sâu có đốt, Tiếp và Bội ) hoặc sách khảo luận viết về Phạm Hồng Thái, Tàn phá Cổ Am. Như không có viết tiểu thuyết , nên chỉ có thể kết luận giá trị viết sử và khảo luận cuả Nguyễn Bảo Hoá trội hơn tiểu thuyết gia Tiêu Kim Thủy , tác giả Tiếp và Bội và Mía sâu có đốt. Nguyễn Bảo Hoá có quan niệm viết sử rất chuẩn xác, nhỡn quan dân nhược tiểu nhìn lịch sử tiến hoá theo chiều hướng tiến bộ.
Một nhà văn khác là Phạm Thái ( tên thật: Nguyễn NgọcTân, sinh 1921- ), tác giả Truyện năm người thanh niên xứng đáng được giải quán quân tiểu thuyết luận đề tư tưởng. Còn những cây viết khác như Phú Đức, Phi Long, Thanh Thủy, bà Tùng Long, Dương Hà, Tôn Ngô, Linh Giang …. chỉ là tác giả viết truyện chiều thị hiếu độc giả, sách bán rất chạy lại ít giá trị văn chương ( tiểu thuyết ba xu ). Trong số ấy có Trọng Nguyên, nhà văn có thể đi lên được, đã thể hiện qua truyện dài tình cảm lành mạnh đăng báo , và hiện nay tác giả đang mắc vào thế kẹt- nửa muốn chiều thị hiếu độc gỉả qua truyện tình gây cấn, hồi hộp, hấp dẫn mê ly để có tiền hút sách ( nhà văn này viết truyện dàifeuilleton cho nhật báo bán chạy hàng đầu: Tiếng Chuông - chủ nhiệm : Đinh Văn Khai ) – nửa muốn tạo cho bản thân nhà văn có một chỗ đứng trong loại tiểu thuyết tình cảm lành mạnh.
Về sau này trên tạp chí Nhân loại đăng một số truyện ngắn của Lê Vĩnh Hoà như Chiếc aó thiên thanh - tả xen đá banh cuả dân Nam bộ trong một thôn xóm rất ấn tượng .
Về thơ thêm một Kiên Giang-Hà Huy Hà với lối thơ lục bát rất Nguyễn Bính- và thơ lục bát Nguyễn Bính hậu chiến rất đáng nể! Tuy vậy chưa vượt được bực thầy ( chẳng là thầy làm thơ tâm tình lãng mạn cá nhân bây giờ chuyển sang hoà đồng tổ quốc, xã hội vẫn hay- không kể đến một số bài thơ chính trị đạt hàng ) –và Kiên Giang-Hà Huy Hà với bài thơ Em ơi! đợi anh về ( Tuần báo Đời Mới 1953 ) so với Nguyễn Bính hậu chiến qua bài Tỉnh giấc chiêm bao ( báo Trăm hoa, Hà Nội 1956) - thì vẫn chỉ là một Khái Hưng tiền chiến của Nguyễn Thị Vinh hậu chiến. Chúng tôi nói thẳng ra , dầu Kiên Giang-Hà Huy Hà và Nguyễn Thị Vinh có dấn bước đến đâu chăng nữa, cũng không tài nào vượt nổi bực thầy cùng thể loại văn chương. Trường hợp bao trùm này một khi định riêng giá trị cá nhân với người đồng thời ( hiện tại loại văn, thơ cùng xu hướng ấy ít người bằng họ ) , họ có thể là nhà văn, nhà thơ giá trị. Nhưng một khi xét trên bình diện tổng thể cuả lích sử văn học diễn tiến không có đoạn ngắt, họ vẫn chỉ là một lớp rong trôi bám bè lớn đã có từ trước.
Một số nhà thơ điển hình hậu chiến tạo được một bản sắc riêng và còn có thể tiến xa hơn- như Phan Lạc Tuyên, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền ( ở đây nói giá trị tổng thể ) , Tô Thuỳ Yên, Thanh Thuyền, Hoài Minh, Huyền Chi ( nữ), Bùi Bình Hiếu ( lúc đầu ký Hoàng Nguyên) ,Chế Vũ, Nguyễn Quốc Trinh (ở lại Hà Nội từ 1954 đến nay bị chìm ), Hồ Hán Sơn, Quách Thoại…
Nói về sáng tạo khám phá con đường mới, dầu nay chưa có tiếng vang, hẳn kẻ đến sau còn tiếp nối, đó là trường hợp Tô Thùy Yên. Nhà thơ này đang muốn vươn lên tìm cho mình một bản sắc riêng biểu hiện bi thảm cuộc đời riêng cố gắng đưa vào thơ. Sở dĩ hôm nay còn khắc khỏai, vì ông chưa có rung cảm tổng thể cuả chìa khóa có thể mở đủ ngăn ( sống và trải nghiệm còn ít )- đôi bài thơ ý lạ, tân kỳ lại được tìm thấy ở đâu đó, sao chép mượn đôi ba ý người khác ( với Tô Thùy Yên tất nhiên là mượn của T.S Eliot ) . Còn đem cái duy lý vào thơ thì chưa có nghệ thuật, ý nghĩa suy tưởng chưa được đãi lọc, hình tượng thơ vụng về, non nớt- đây mới chỉ là ý nghĩ chưa hình thành toàn diện, hay nói khác đi chưa có một nét riêng cuộc sống và thể hiện một ngôn ngữ riêng cho bản sắc thơ cá nhân.
Song hành lớp người văn nghệ tiền chiến ( miền Nam sau 1954 ) chúng tôi chỉ còn thấy lơ thơ một vài nhà văn hoạt động. Trọng Lang ( Trần Tán Cửu) là một trong những cây bút còn hăng hái viết báo , và cạn nguồn khả năng sáng tác, thiếu sung sức một phóng sự gia tiền chiến tả xung hữu đột trên báoNgày Nay của Tự lực văn đoàn. Xưa kia tác giả Làm dân xông xáo bao nhiêu, nay về hưu cả về tuổi tác lẫn sáng tạo, đành nhường sự đi lên cho lớp người viết mới. Một Hoàng Hải Thủy hôm nay chưa là một phóng sự gia xã hội điển hình ( chẳng hạn phóng sự hiện đang đăng báo như Vũ nữ - có sự bới móc đời tư quá lộ liễu, chưa gạt được cái hèn mọn hằn thù riêng, nặng để cao bản ngã ) , nhưng ông hiện là một nhà phóng sự độc nhất có chỗ đứng vững.
Còn một vài nhà văn tiền chiến khác như Đỗ Đức Thu, Đỗ Tốn… cũng bị chìm vào dĩ vãng. Nhắc tới một cuốn truyện được dự định tái bản ở Hà Nội vào 1957 của Đỗ Đức Thu- nói như Trần Dần- khi được mời đề tựa cuốn Đứa con cuả Đỗ Đức Thu - thì Trần Dần nói cách xấc sược với Nguyễn Hữu Đang : ” Tao lại thèm đội đít bọn Tự Lực xoàng sĩnh ấy lên à? ” ( tạp chí Văn nghệ Hà Nội số 12, chủ nhiệm: Đặng Thai Mai ).
Nhắc lại chuyện này chẳng phải đề cao Trần Dần hay giảm giá trị văn chương Đỗ Đức Thu - hiện có mặt bờ bên này -vĩ tuyến 17. Tác phẩm Đứa con ngày xưa là cuốn sách giá trị, với con mắt hiện tại so sánh đều khập khiễng .Thời đại đã qua rồi và không phải tác phẩm nào cũng có số phận tồn tại vĩnh cửu.
Một số nhà văn tiền chiến hôm nay còn sáng tác cũng không thể đem so sánh với tác giả Phạm Thái ( Nguyễn Ngọc Tân ) đáng là bậc thầy về nghệ thuật viết truyện luận đề tư tưởng ( Truyện năm người thanh niên ).
Hoặc nhắc đến Hoàng Công Khanh, tác giả Trại Tân Bồi, mô tả một xã hội mới hình thành , với có chín mươi phần trăm là nông dân độc lập tự quyết và chỉ có nông dân lãnh đạo , nhưng giá trị tiểu thuyết Hoàng Công Khanh được liệt vào hàng đầu qua Trại Tân Bồi . Một thế giới có chính nghĩa là thế giới trong đó gồm tình thương yêu cá nhân gia đình đồng thôn, xã, làng mạc, đồng loại xoá bỏ thù oán cá nhân để nghĩ đại sư. Trại Tân Bồi cuả Hoàng Công Khanh giá trị như cuốn tiểu thuyết đáng được ghi vào trang bất tử văn học hậu chiến- khi xét trên bình diện văn nghệ hướng dẫn quốc gia dân tộc tiến bộ. Nếu thừa nhận nên xây dựng nông thôn mới theo mẫu Trại Tân Bồi thì không mấy lúc trở thành một quốc gia có dân giầu thịnh vượng.
Tiếp đến Sao Mai- tự bạch như một nhà văn hiện thực biện chứng- lại chưa có hướng đi lên khi cho xuất bản tiểu thuyết Nhìn Xuống . Tác giả đưa biện chứng vào nhân vật hiện thực, lên án nhân vật ”… tiểu tư sản là phần tử khuynh ta khuynh hữu, khi bị bọn thống trị đè nén thì đứng về phe vô sản chống lại- đến khi không chung sống được cùng vô sản nữa lại đứng về phe thống trị đàn áp ..” Hẳn là tác giả đã khai thác triệt để Nhân sinh quan mớiDu Minh Hoàng ( Trung hoa lục địa ) để thoả hiệp với giới lao động. Sao Mai mắc phải một tật - tự biết không thể hoà đồng giới lao động , lại vẫn giả vờ chung sống, ve vãn, đề cao xằng bậy. Người đọc có tri thức dễ nhận ra khe hở mị dân của tác giả vờ vĩnh và lại rất khuynh tả khuynh hữu hơn cả tả lẫn hữu. (tác giả khi ấy sống trong vùng Quốc gia) .Có những cảnh trí trong Nhìn Xuống tố cáo một xã hội thối tha, hậu quả của nền thống trị lập hệ thống chính quyền quốc gia bù nhìn. Ở những trang 24 trở đi,ông tả con Bốp ( chú chó) sung sướng hơn con người, hoặc thái độ của Phú Uyên ở trang 36 đối với chú chó- thì hình dáng phì nộn đáng ghét Phú Uyên ở trang 52; hoặc nhà văn mô tả ở những trang 80, 81 tặng người yêu quí nhất chỉ là tập thơ, trong khi Thùy ( vợ hai) đói rách chỉ cần tiền . Và nhiều xen tả luân thường đạo lý suy đồi- cháu bị chú cưỡng hiếp (trang 92, 93). Cảnh nghèo của nhà văn ảnh hưởng thật lớn lao đối với gia đình- Ngân, em gái chết vì bệnh lao xương, chỉ vì anh trai là Mạnh không muốn lao đầu vào nghề kém sạch sẽ kiếm tiền. Ông mô tả cảnh tượng thật chi tiết , đặc sắc là khác qua những trang mô tả Cả Bốp- lính partisan ( từ trang 145 đến 151), và tình yêu người vợ ở quê mặn nồng, tha thiết với chồng ( trang 18, 183).
Cốt truyện tả vai nhà văn tên Mạnh bị xã hội hắt hủi, với xã hội thì Mạnh như là không hiện diện. Mạnh lấy thêm vợ hai, là Thùy( mặc dấu Mạnh đã có Bưởi, vợ cả ở Lương Xá cũng đã có con. Mạnh và Thùy giắt nhau về ở xóm lá gần nhà Năng. Năng là người chăm sóc nuôi chó Bốp của Phú Uyên. Giữa Mạnh và Phú Uyên, họ có tình quen biết khi Mạnh đi tản cư. Năng thấy Mạnh nghèo, gia đình nheo nhóc nên đưa ra ý nhờ Phú Uyên giúp cho Thùy có một việc làm. Lúc đầu Mạnh trần trừ , sau nghèo túng quá đành lên ở nhờ nhà Phú Uyên, sau tên trọc phú này dã tâm quyến rũ Thùy. Con gái Phú Uyên bị chú ruột( Xâm) cưỡng hiếp. Sau Oanh được bố gả chồng như một phương tiện bán buôn trao đổi, Oanh tự tử hụt. Và Phú Uyên bị tù vì làm ăn lỗ lãi. Mạnh và Thùy lại trở về bên ngoại ở. Năng bị đuổi việc, vợ cả của Mạnh qua đời, vì căm giận chồng có vợ hai. Cuối cùng Mạnh bỏ nhà ra đi.
Cách đạo diễn, xây dựng nhân vật truyện Nhìn Xuống khá thành công ( gạt ra ngoài áp đặt tuyên truyền chính trị ) . Chính cái bố cục này là khuynh hướng nghệ thuật hoá nhân vật qua thực tiễn. Còn những pha vạch tệ đoan xã hội qua sự đàn áp của chế độ thoả hiệp giữa thực dân, tư sản mại bản, quốc gia bù nhìn; thì đối với một nhà văn nhược tiểu ( dựa trên nguyên tắc chốngxâm lược, giải phóng nhược tiểu dân tộc, liên kết đồng minh thể hiện đường lối xây dựng một quốc gia có chủ quyền ) thì nhà văn ấy vẫn phải dúng nhân vật Phú Uyên mạt sát đế quốc, tư sản mại bản và không thể chấp nhận sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn. Sao Mai đã thành công thâu tóm hầu hết nhân vật điển hình trong ống kính chủ quan đãi lọc cuả tác giả. Chính ống kính ấy được đặt dưới sự điều khiển của nhà văn có lập trường siêu quốc gia này- nên vai Năng hỏng. ( lộ ra sự ve vãn giả tạo cho đúng lập trường ). Còn tâm lý Phú Uyên, Xâm đạt được kết quả mong muốn, trừ vai Mạnh( cũng hỏng như vai Năng). Nghệ thuật phô diễn một xã hội xuống dốc cuả Siêu Mai rất khôn khéo, phương pháp tân kỳ, biết lợi dụng mọi tình huống để phơi bầy một xã hội cuồng loạn, dâm dật, chủ nghĩa cá nhân lên tột đỉnh. Sao Mai châm biếm toà án Pháp nặn ra, làm gì có tư pháp độc lập , nhìn vào là biết có kiểm soát của chính quyền bù nhìn can thiệp – nên tác giả phiạ ra câu chuyện cổ tích để mai mỉa. Từ linh mục Giang hiền hoà đại lượng, bao dung đền Thanh trầm tư và tất cả đều không bao giờ dám tự ý giải quyết bất cứ công việc gì. Không phê phán Xâm ( chú), Phú Uyên ( bố) đối với Oanh ra sao? và tác giả mô tả nhân vật gái này sinh ra đời để làm phương tiện giải quyết dục vọng ( cho chú) , và phương tiện bán buôn ( bố gả bán) trên thân phận đứa con gái đáng thương ấy! Đến Bưởi ( vợ cả của Mạnh) người vợ hoàn tòan biết hy sinh cho chồng như vợ Tú Xương ngày xưa buôn bán ở mom sông, nuôi đủ con lẫn cả chồng lại bị bạc đãi, và Thùy ( vợ hai) nửa nghệ sĩ nửa đóng vai vợ hai cuả Mạnh. Cả Hốp ba hoa như một chú lính dõng ( partisan) làm tay sai cho thực dân bất cần ai. Tất cả nhân vật phản diện trong Nhìn Xuống , Sao Mai không bỏ sót. Có điều tác giả đã quá nặng phần áp dụng biện chứng pháp vào nhân vật truyện, để coi như tác phẩm làm món quà đái công chuộc tội của một người tự ý rời bỏ kháng chiến về thành. Sau 1954, ông ở lại Hà Nội và nhận lệnh đặt hàng viết cuốn sách lên án dân di cư vào Nam, còn ông luôn mang mặc cảm tội lỗi dồn nén, đưa ẩn ức vào tác phẩm và cho rằng như vậy trút sạch được ám ảnh (obession). Và tác giả viết Trại Pa Gô Đốt Hải Phòngngăn đợt sóng di cư vào Nam năm 1954.
Cùng thời Sao Mai còn Nguyễn Minh Lang, Nguyễn Thiệu Giang, Thanh Nam, Huy Quang, Văn An,…. và Nguyễn Minh Lang lại khác Sao Mai – không đứng trong lập trường hiện thực biện chứng – lại đứng trong lập trường cách mệnh đi lên của dân tộc để ghi lại hình tượng đấu tranh tư tưởng giữa hai anh em ruột sống trong một gia đình . ( Cánh hoa trước gió) . Từ 1952 về trước, Nguyễn chỉ là một Lê Văn Trương viết nhiều, bố cục tiểu thuyết ly kỳ, gợi tò mò dục tính, kích dâm ( Nước mắt trong đêm mưa) . Loại văn chuơng khuê phòng đầu độc nam thanh nử tú, có một thời họ học tập làm tình và sống buông lỏng theo nhân vật tiểu thuyết của Tình tuyệt vọng, Biết nhau quá muộn, Lỡ một đời hoa ( Nguyễn Minh Lang ), và Chờ nhau kiếp khác ( Nguyễn Minh Lang & Thanh Nam viết chung)…
Từ 1953- 54, Nguyễn Minh Lang tuyệt giao với lối văn khuê phòng ướt át, ông đổi hướng đột ngột và thành công trong Cánh hoa trước gió ( tập I & 2- tiểu thuyết này ban đầu đăng feuilleton trên nhật báo Phương Đông (Saigon) với tựa Son Phấn ).
Bộ tiểu thuyết này Nguyễn Minh Lang đã chuyển biến xu hướng lãng mạn cách mệnh ( romantisme révolutuionnaire) – từ bỏ xu hướng lãng mạn rẻ tiền. Nhân vật đấu tranh truyện trong Cánh hoa trước gió chỉ tả mặt tâm tình, Nguyễn Minh Lang đã khéo léo hòa hợp được mức tiến không bước quá xa, và không tuyệt giao với lối văn tình ái lãng mạn cá nhân ( tài nguyên sở trường) . Nguyễn Minh Lang biết hoà hợp được cái vốn cũ và cái mới cải tiến. Nghệ thuật viết tiểu thuyết Nguyễn Minh Lang rất hấp dẫn, văn phong bay bướm. So với nhà văn khác cùng thời Nguyễn Minh Lang- Huy Quang mắc khuyết điểm lớn ở điểm này, hoặc Huy Sơn kém nghệ thuật khi từ truyện khuê phòng Trước mồ trinh nữ chuyển hướng sang viết truyện dài tranh đấuTrường ca - ở chỗ Huy Sơn không là nhà văn viết truyện luận đê tư tưởng thì không nên phô sở đoản , mà chỉ nên phô trương sở trường viết truyện khuê phòng (Trước mồ trinh nữ ) . Và Nguyễn Minh Lang khác với Huy Sơn, ở chổ viết Cánh hoa trước gió , chỉ khai thác mặt sau của nhân vật tranh đấu mà thôi. ( có nhân vật chết, nhân vật sống, nhân vật từ chối chấp nhân xã hội đương thời, có cả nhân vật Sở khanh lừa lọc, cũng có nhân vật có chí khí của một anh hùng. Tất cả được thu gọn trong bối cảnh quay cuồng từ 1945 khởi điểm cách mạngt đến giai đoạn hồi cư. Nói thế, không có nghĩa truyện Nguyễn Minh Lang ( nhà văn lãng mạn tâm tình ban đầu) nay đã chuyển hướng lối viết mới hoà nhịp tình cảm cá nhân điều hoà bối cảnh xã hội thời thế, năng tinh thần quốc gia dân tộc. Ông là nhà văn giàu tưởng tượng, tâm hồn phong phú, tình cảm bén nhậy, văn phong bay bướm , tân kỳ- có thể nói là điển hình bao trùm lớp nhà văn cùng thời: Thanh Nam, Vĩnh Lộc, Tô Kiều Ngân, Nguyễn Thiệu Giang, Huy Quang..vv.. ở Hà Nội . ( 1950-1954)
Không chỉ viết truyện dài Cánh hoa trước gió rất đặc sắc, Nguyễn Minh Lang viết truyện ngắn dã sử như Nàng Út trong Trăng sáng đồng quê - khá hay, bút pháp bay bướm, nhân vật truyện lịch lãm. Bàn về truyện ngắn viết hay, triển vọng, chúng tôi nhớ một truyện khác mang tựa Bến Cũ của Văn An .( xem thêm trong Nhà văn hậu chiến 1950-1956 của T.P).
Câu chuyện tình bỡn cợt tưởng chỉ là vui đùa, sau gây hậu quả tai hại chẳng khác gì một nhân vật truyện khác của Triều Đẩu - Đại qua lời bỡn cợt với cô bé gánh nước, để rồi cô giốc hết tiền dành dụm trong ống đem ra sắm quần áo đẹp , mong đợi lời khen cậu học trò ( truyện Ảnh và Hưởng trong tập truyệnLá thư Hà Nội ) Tuy nhân vật Đại không hoàn toàn giống hệt nhân vật truyện Văn An . Nhân vật Minh và Thơm cũng vậy- chỉ quen nhau qua một lần qua đò- Minh đã nắm tay Thơm trong túp lều trú mưa đưa đến hận tình. Hối hận đã muộn, hoài trăng rằm của một cô lái đò đẹp như mơ chính là Thơm, chứ không là Minh. Thơm , cô gái đẹp nhất làng, vì lời bông phèng của Minh qua đò bữa nào, Thơm tự tử không chết, cuối cùng nhận lấy làm vợ một tên phù thủy ( người cứu nàng khi Thơm nhảy sông tự tử). Rồi người chồng này chiếm được thân xác, không là con tim, biết vậy n ngày nào cũng hành hạ vợ). Minh biết được chuyện này sau mấy năm trrong một chuyến đò ngang qua nơi gặp cô lái đò năm xưa- người làng kể chuyện Thơm trở nên điên rồ sau buổi mưa to gió lớn ,ngẩn ngơ như kẻ mất hồn.Nào ai biết tình yêu a cô lái với ai ,sau chiều mưa năm ấy! Nếu không là khách qua sông vào một chiều cách đây mấy năm, thì không thể biết chuyện thầm kín của Thơm. Và có ai biết Minh yêu hoặc không để ý đến cô lái đò năm xưa? Và có ai biết câu chuyện bông phèng tình yêu, lời nói qua, tiếng đổi lại, bàn tay khách nắm lấy cổ tay cô lái vào chiều mưa gió, khi khách qua sông ngồi chờ đò? Và cô lái si tình yêu đơn phương tự hành hại . Rượu ái tình ngọt mà chua, chua lại có vị ngọt chăng ai có thể lý giải được! Ai buồn sầu hơn Minh khi đó?!
Đọc Bến Cũ của Văn An , người đọc nhớ một chuyện viết về tình yêu thuần nhất , truyện Chàng mục đồng và nàng tiên nhỏ của Maxime Gorki ( bản dịch tiếng Pháp : Le petite fée et le jeune pâtre) Tình yêu chàng mục đồng tả lại mối tình say đắm với nàng tiên cũng mỏng manh dễ tan biến như tình yêu giữa Minh và cô lái đò Thơm.
Văn An, nhà văn lớp sau Nguyễn Minh Lang, Thanh Nam,Nguyễn Thiệu Giang…, cbng thời nhà thơ Văn Thế Bảo, Vương Đàm, nhà văn Hiệp Nhân, Nhất Điệp vv.. trong số này chỉ một Văn An trội hơn cả. Nếu một Nguyễn Minh Lang điển hình bao trùm lớp trước, thì Văn An cho lớp sau.
Truyện ngắ n Văn An đặc sắc, thâm thúy, văn phong nhẹ nhàng. Nhà văn xuất đầu lộ diện vào khoảng 1952- 53, nhưng ít ai biết đến - hẳn các nhà viết điểm sách trên các trang văn nghệ Hà Nội ít lưu tâm đến tác giả ở xa thủ đô- như trường hợp Văn An khi ấy là công chức trông coi thư viện công cộng ở Hải Phòng. Đa số các nhà phê bình văn học có chỗ đứng như Thượng Sỹ ( lúc này cũng ở Hải Phòng) chỉ thường đề cao tác phẩm bè bạn hoặc viết điểm sách theo đơn đặt hàng. (và có một lần nhà phê bình này bị đòn thù, phải nhẩy xuống hồ Hoàn Kiêm đào thoát) .
Tiện đây cũng nhắc đến tình trạng biên khảo thời hậu chiến rất nghèo nàn. Thời tiền chiến là nhóm Hàn Thuyên tung hoành hoặc Đại học thư xã in các tác phẩm biên khảo hoặc nhà xuất bản Tân Việt chuyên trách in loại sách triết học phổ thông ( Nietzsche, Kant...cuả Nguyễn Đình Thi) Ở miền Nam ( khoảng trước và sau 1950) nhóm Chân trời mới cho xuất bản một loạt sách biên khảo giản lược ( kiểu loại sách Que sais je? của Pháp) , đề cao duy vật sử quan, hướng vể chủ thuyết Mác xít. Ngoài ra, có thêm một Nguyễn Hiến Lê , Triều Sơn…
Một số nhà văn học trẻ ít chịu nghiên cứu, và có,thì chưa tạo được căn bản bền vững .Lối viết nghiên cứu văn nghệ mác xít của Duy Sinh đăng trên tuần báo Việt Chính ( 1955) ( chủ nhiệm: Hồ Hán Sơn ) , sườn và khung của thân phụ , chủ soái Hàn Thuyên gà ý và tút văn . Sau đó, hiện diện Nghiêm Xuân Hồng với một số tác phẩm biên khảo giá trị xuất bản ( tự bỏ tiền in) - bắt đầu bằng tác phẩm Đi tìm một căn bản tư tưởng . Để làm sáng tỏ hơn về nhómQuan điểm loại mới, Sáng tạo - xin được trích dẫn bài : Kịch tượng trưng, văn phi lý không lý do trong văn chương Việt nam hiện tại - Thế Phong ( Bán nguyệt san Giáo dục phổ thông, số 56 ra ngày 1/3/1960, Sài Gòn- chủ nhiệm: Phạm Quang Lộc - ) :
”…Mặc Đỗ cộng tác với thầy học cũ , chủ soái Hàn Thuyên Nguyễn Đức Quỳnh- thành lập Quan điểm loại mới , với thành phần: Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng, Tạ Văn Nho, Vương Văn Quảng, Trần Văn… và không có hai người trong Quan điểm ( cũ) : nhà văn Chấn Phong và luật sư Nguyễn Hữu Thống, bút danh Nhuệ Hồng.
Tạ Văn Nho, Vương Văn Quảng, Trần Văn, Nghiêm Xuân Hồng đều là kỹ sư canh nông, luật sư- riêng Vũ Khắc Khoan nhà văn kiêm kịch tác gia. Vũ Khắc Khoan , tác giả Thằng Cuội, Giao Thừa, Thành Cát Tư Hãn ( kịch)… cũng từng đạo diễn kịch trong nhóm Sông Hồng kịch xã ở Hà Nội trước 1954.
Khả năng về bộ môn kịch, nói chung- bố cục kịch lỏng lẻo chưa có cơ hội phát triển- tác giả chỉ là kịch tác gia có máu me kịch - chưa thể tạo cho bộ môn kịch một phong trào xôm tụ. Rốt cuộc, bình diện kịch , nói chung- vẫn chỉ là con số không to tướng trong những ngày Pháp chiêm đóng Hà Nội- từ những năm 1954 về trước- kéo dài ở miền Nam không khác hơn.
Tất cả vở kịch đã đăng báo, in sách, hoặc đã công diễn- hầu hêt kịch tượng trưng ( tôi bỏ qua một số vở kịch đặt hàng tuyên truyền hạ cấp) . Gọi là kịch tượng trưng ấy ,chỉ có tên gọi cho oai mà không có thực chất. Đã gọi kịch, tức là thái độ, hành động, tình cảm con người xử sự, hoặc tư tưởng được lồng trong vở diễn được diễn viên cho sống lại phải linh hoạt sống thực đời thường( ít nhất cũng phải vậy) . Người đi xem kịch muốn được cảm thông với sân khấu đời qua kịch đang diễn trên sân khấu- ấy thế mà kịch tượng trưng lại chẳng có mẫu người diễn tả qua hành động thấy được nét tượng trưng, chẳng thấy mẫu người diễn tả bằng hành động; khiến người xem kịch diễn như đọc kịch luận thuyết thì chẳng phải là xem diễn kịch , mà chỉ tạo cho người xem kịch chán nản, mệt óc. Sự xuất hiện kịch tượng trưng phải là xem thế này hiểu được cách khác , mới được gọi kịch tượng trưng.
Trong văn chương còn có tiểu thuyết vị lai - như Anatole France viết Thế giới vị lai, nhân loại vào thế kỷ XII, năm 2270. (bản việt ngữ :Dương Tử Giang, xuất bản ở Sài Gòn - không thấy đề tháng, năm xuất bản).
Thế giới vị lai đưa ra giới thiệu- tiểu thuyết dã sử nói về thế giới cũ, người đọc lại thấy rõ như đang diễn ra ở hiện tại. Hoặc truyện Liêu trai Bồ Tùng Linh, tác giả viết trên bốn trăm chuyện liêu trai khác nhau đưa thế giới cũ vào sách, lại phản ánh rất rõ nét đời sống bây giờ , có nhiều điểm tương đồng. Mục đích tác giả phải có lý do, nguyên nhân chính việc trước tác không chỉ nói chơi, hoặc phiêu lưu mờ mịt. Nguyên nhân sâu xa mà Bồ Tùng Linh muốn đưa ra cho người đọc, là chán ghét xã hội thối nát, đoạ lạc, ê trệ, bất công, quan chẳng ra quan, vua hẳng là vua. Nói mai mỉa kiểu Tú Xương: sao được cho ra cái giống người ! Cảnh hiếp đáp, ăn trên ngồi trốc kia, khiến Bồ Tùng Linh lui vể ẩn, tập trung sáng tạo thành chuyện liêu trai, thần kỳ dễ mê hoặc được lòng người, lên án gián tiếp chế độ chính trị thối nát vua, quan Trung hoa- gọi là phúng thích chính trị cũng rất xác đáng. Mục đich mỗi chuyện liêu trai đưa ra để răn đời, từ thư sinh đến quan lại, đàn bà, con gái, chồng, vợ, vua chúa, bậc vương, cả trọc phú ti tiện- biết cách sống ra sao cho được là người!
Trở về kịch tượng trưng, thực chất kịch phải đưa ra được đề tài hẳn hoi, thức tỉnh ý niệm quần chúng- qua Thằng Cuội, Giao Thừa, Thành Cát Tư Hãn -Vũ Khắc Khoan chưa làm được. Vở kịch sau cùng từng đăng tải trên Kịch Ảnh ( chủ nhiệm : Quốc Phong) năm 1957,chưa thể gọi thành công, nếu không nói thất bại . Theo tôi, ông mắc hai khuyết điểm chính:
Một : tác giả thiếu nhận xét nội tâm của nhân vật kịch hiện đang sống trong hoàn cảnh xã hội có tính cách khuyên răn, đả phá, hướng dẫn. Vở kịch bày ra chưa thích ứng với rung cảm, suy tưởng của nhân vật được gọi là kịch đưa lên sân khấu, cũng chưa là vở kịch thành công đem trình diễn hấp dẫn được người xem. Nói vậy, ông chỉ trải ra được một phần ân ức nhỏ nhặt riêng tư cá nhân và tự cho là điển hình chống độc tài kiểu Thành Cát Tư Hãn.
Hai: Ông đã thất bại lại còn mang theo sự thua sút về khả năng sáng tác kịch. Hình như Vũ Khắc Khoan chưa bao giờ là nhà biên kịch viết kịch tượng trưng để diễn được – và ông vẫn huênh hoang, phét lác, tự nhận kịch tác gia đầu đàn miền Nam.

Nói vậy, tôi muốn nhắc tới kịch tác gia Hoàng Như Mai với Tiếng trống Hà Hồi- có lần Vũ Khắc Khoan đạo diễn cho trình làng ở Hà Nội trước 1954. Vậy tại sao Tiếng trống Hà Hồi là kịch tượng trưng thành công?
Trung tâm bối cảnh vở kịch Tiếng trống Hà Hồi- khi Pháp đang thống trị một số tỉnh thành, trong đó có thủ đô Hà Nội . Ở đây vớ kịch dùng nghệ thuật ôn cố tri tân gợi cho người xem hoàn cảnh quân Tàu do Tôn Sĩ Nghị đem quân đánh chiếm Thăng Long. Hai động tác chính yếu của xưa và nay, tác giả Hoàng Như Mai lồng vào trong vở kịch cho người xem cảm nhận được đủ tình tiết để so sánh Tôn Sĩ Nghị hồi nào hệt Pháp bây giờ. Người xem nhậ n được ngay Tàu xưa là Tây bây giờ, đều là phường xâm lăng, đem quân sang cướp đất làm thuộc địa, áp chế dân chúng. Thời vua Lê ChiêuThống cũng chẳng khác chính quyền Quốc gia là bao! Động tác thứ ba , phản ứng dân chúng phẫn uất, sẽ hướng về cách mạng- sự chán chướng của nho sĩ an phận cũng phải thức tỉnh khi nghe tin quân vua Quang Trung sửa soạn chiếm Thăng Long. Những Đỗ Trần, Khóa Vũ trong nội thị đang chờ hướng dẫn lực lượng kháng chiến chủ lực từ bên ngoài đang sửa soạn trở vể tái chiếmHà Nội, và dân chúng trong thành chờ được giải phóng. Đời sống vật chất của dân trong nội thị tùy thuộc vào sự phối hợp với lực lượng Pháp và chính phủ Quốc gia- nhưng tinh thần đa số hướng về sự lãnh đạo của kháng chiến.
Đợt cuối màn kịch ,những người có lý tưởng- phần tử cách mệnh sống, phần tử xâm lược: chết. Và vở kịch Hoàng Như Mai có một tác động vô cùng lớn lao cho loại kịch tượng trưng có luận đề, phản đề, tổng hợp. Hoàng Như Mai đã nắm được được kinh nghiệm chủ yếu ( expérience cruciale , theo cách nói của Bacon ) cung cấp người xem kịch biết hoà đồng với vở kịch đang công diễn là một. Đó là sự thỏa thuận vô hình người viết kịch được quyền ưu tiên hướng dẫn đoạn kết cho người xem kịch tin vào biên kịch đến hai phần ba của vở . Hơn nữ nghệ thuật viết kịch tinh vi của HoàngNhư Mai cho người xem kịch nhìn thấy thắng lợi hiển nhiên. Trong Tiếng trống Hà Hồi, vua Quang Trung thắng hai mươi vạn quân Thanh ở Đống Đa vào mùng 5 tết, thử hỏi rằng thành công của vở kịch mỹ mãn đến chừng nào ?!
Sự thất bại hay chưa thành công bình diện kịch miền Nam là như vậy. Không thể chối cãi, làm dở lại cứ được thừa nhận hay. Cũng chẳng riêng một Vũ Khắc Khoan chịu chung số phận hẩm hiu thất bại- đưa ông ra để làm mốc cho một lớp người khác đã thất bại về loại kịch tượng trưng ấy. Trở lại vai trò nhà văn Vũ Khắc Khoan- văn chương của ông cũng tượng trưng như lớp langvở kịch đã cho in thành sách hoặc đã đăng trên báo- chưa có gì là sâu sắc đáng nêu lên như một chủ đề nghiên cứu.
Qua hai vở kịch Thần Tháp Rùa và Nhập Thiên Thai, chỉ Nhập Thiên Thaiđược tạm cho là tượng trưng điển hình. Như mượn điển tích Lưu Nguyễn để mô tả lại sự hình thành của hai phe Quốc, Cộng đã từng cùng tranh đấu chống xâm lăng, dần dà dẫn đến phân hóa- phe làm mất thiên chức làm người , lại không là những người cùng chung hoàn cảnh chính trị với Vũ Khắc Khoan. Như Vũ Khắc Khoan kể lại, sau khi chán cảnh thần tiên, Lưu Nguyễn trở về quê hương đã quá muộn! Bởi Lưu Nguyễn chán cảnh sống chung với tiên nữ trong thiên đường, không có tình người, không có sự xâu xé cuả những kẻ làm người, không giống người và người xử sự với nhau, cho dấu là gian ác đi nữa. Cái tôi trong chuyện được kể lại mang tính cách điển hình con người được gọi là Quốc gia chán thiên đường giả tạo của những người Mác xít được coi như thần tiên chẳng còn tình người. Kỹ thuật viết già dặn, lập ý cao, văn biền ngẫu. Đó là điểm ông thường tự hào về bản sắc nhà văn, nhà viết kịch mang tên Vũ Khắc Khoan hãnh tiến . Thì cũng rất là chuẩn xác thôi.
Vì quá chú trọng viết lối văn biền ngẫu, nội tâm nhân vật truyện chưa được mổ xẻ, phân tích một cách sâu sắc. Bởi vì quá chú trọng làm văn biền ngẫu , cố tạo văn phong du dương, sao lãng nội dung.
Bây giờ điểm qua một nhà văn khác trong nhóm Quan điểm loại mới, đó là Mặc Đỗ.Tên thật Đỗ Quang Bình, sinh năm 1920, từng theo học trường Trung học Pasteur ở Hà Nội – thời kỳ giáo sư Nguyễn Đức Quỳnh dạy môn lịch sử. Ông bắt đầu viết văn vào thời đoạn nào thì không rõ, có lẽ vào năm 1950 ở Hà Nội , độc giả thường đọc bài đăng trên tạp chí Phổ thông , cơ quanTrường Luật Hà Nội . Vào Nam năm 1954, ít lâu sau cho xuất hiện cuốn tiểu thuyết Bốn mươi. Trước khi phân tích, bàn qua về lập trường, quan điểm nhóm này sau khi đổi mới. Một nhà văn trong nhóm y tuyên bố : tiểu tư sản trí thức ưu tiên hàng đầu - có nghĩa chủ soái Hàn Thuyên ( cũ) - nay với bút danh mới Hà Việt Phương, Hoài Đồng Vọng ( tác giả tâm bút: Ai có qua cầu ), Hoài Nam Hoài, Cung Phúc Chung…. Công khai giã từ hẳn con người tả đối lập ( HànThuyên tiền chiến) , đề cao giai cấp tiểu tư sản trí thức. Cả hai mặt đấu tranh trực tiếp ( đường lối) , tích cực kiến thiết vĩnh cửu ( triết học) của thế giới này đều do lớp người trí thức tiểu tư sản tạo thành. Chuá Giê xu, Cakamouni, Kark Marx, Engel, Einstein, Trostky, Oppenheimer… đều xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản trí thức cả. Vì giai cấp tiều tư sản lả giai cấp đứng giữa hai lớp người: tư bản và vô sản - họ ở giữa hiểu rõ từ sinh hoạt vật chất, đến đường lối tinh thần , từ cách xử thế đến nếp sống thủ đoạn lọc lừa đều thông suốt. Có thể nói rằng Nguyễn Đức Quỳnh là người cầm cờ súy dẫn lốiQuan điểm loại mới cũng không sai. Phe mác xít gọi giai cấp tiểu tư sản làphe trung gian ( couche intermédiaire) .
Bắt đầu, Nghiêm Xuân Hồng với Đi tìm một căn bản tư tưởng ( sách này lấy lại tựa đề bài tiểu luận trước kia cho đăng trên tạp chí Phổ Thông ở Hà Nội trước 1954 - nội dung nông cạn, vá víu, đầu Ngô, mình Sở. )
Bây giờ sách ra mắt ở thủ đô miền Nam như một quả bom về lý luận tư tưởng, triết học- thực ra vẫn là bình cũ rượu mới - có tay Nguyễn Đức Qưỳnh cất men . Tác giả Nghiêm Xuân Hồng gọi là nhận thức quan- điều này chuẩn xác, bởi đưa tư tưởng triết học này đặt nền móng cho giai cấp tiểu tư sản trí thứcQuan điểm mới . Trong sách điểm qua các lý thuyết tả , hữu, cực tả, cực hữu, từ Aristote, Khổng Tử, LãoTử, Hégel, Marx, Sartre … đến hiện tại. Tóm lại cơ sở triết học nào đã tạo con người hôm nay phải gánh chịu ảnh hưởng để tồn sinh thì không thể bỏ sót. Cũng chưa thể căn cứ cuốn sách đầu tiên định giá trị đường lối nhóm- tuy nhiên xét đại cương thì hiểu được lập trường người viết ( phản đề) có hệ thống, tránh được kiểu ôm đồm hiểu biết ( étalage de connaisances) , có chủ quan đãi lọc, biết điều hòa khách quan và chủ quan định hướng, cũng như lề lối, lập luận đưa ra được dẫn gỉải minh chứng- bênh vực luận đề Nhân sinh quan tiểu tư sản trí thức nhóm Quan điểm loại mớicách vững chãi.
Về văn, Mặc Đỗ và truyện dài Bốn Mươi mới nhắc ở trên- đọc xong cuốn tiểu thuyêt này nảy ra nhiều ý nghĩ tương phản. Nhóm đề cao tiểu tư sản trí thức ( lý luận thì như rất vững) truyện như phản lại. Từ đó , luận ra mới hiểu được rằng đướng lối hiện sinh cuả Jean Paul Sartre đã thành công ghê gớm ,từ lý luận đến hình tượng cuộc đời ,qua văn chương triết luận của chính Sartre, cà Simone de Beauvoir… nữa.
Phi lý tây phưong giống sắc đẹp Tây Thi - khác hẳn vá víu của Mặc Đỗ - sự vá víu này giống hệt mụ nhà quê đất Hồ Nam làm đỏm bắt chước làm đẹp kiểu Tây Thi , hoặc trái quýt trồng ở Giang Nam thì ngọt, ở Giang bắc lại chua. Triết thuyết phi lý của Albert Camus thể hiện qua L’étranger, Le Malentendu, La Peste, La Chute, L’Exil et le Rouyaume, Le Mythe de Sisisphe.. (đã được dịch sang việt ngữ: Người khách lạ, Dịch tả …vv… ) đưa tác giả lên đài danh vọng, đoạt giải Nobel văn chương 1957. Vậy phi lý của Camus không phải giống như cách cóp nhặt phi lý của dân nhược tiểu Việt Nam ( đang muốn vươn lên độc lập toàn diện: quyền làm công dân thực sự và tự do tư tưởng) , tất nhân sinh quan có khác nhân vật truyện Camus. Nước Pháp thịnh trị lâu đời, nhìn khía cạnh phi lý, đấy chẳng qua là con người Camus có dòng máu Ả rập lại sống ở Bắc Phi, mỗi khi nhìn thấy nơi sinh trưởng bị xử thiếu công bằng giữa người và người ( da trắng, da đen) đưa ra nhân vật phi lý đòi bình đẳng là cần thiết và thỏa đáng. Sự lên án phi lý trong văn chương Camus, đó là mức độ lên án bọn da trắng đàng điếm, ê trệ tinh thần lại sung mãn vật chất- vậy phải nêu ra một nhân bản phi lý trong văn chương .Camus còn bênh vực lập trường kháng chiến Algérie trong nhân vật truyện L’ Hôte ( tạm dịch: Khách trọ - trong tập L' Exil et le Royaume . ) Theo tác giả, con người phải chấp nhận tù đày, lúc nào điều này cũng ám ảnh người nhược tiểu và cần phải biết chống đối. Camus và Sartre giống nhau về quan điểm nhân sinh nhật dụng. Với Sartre, tất phải dùng vũ khí sắc bén văn chương để chống đối, lên án, vì thế giới này nhớp nhơ quá. (Cette laideur du monde, Sartre reste à l’affronter – theo A. M. Albérès ). Đó còn là mục đích luận lý chủ nghĩa sinh tồn hiện sinh phi lý ( le but moral sartrien) để làm sống lại nhân vật tiểu thuyết tự sự hóa qua vai Roquentin ( protagoniste) . Nhân vật tự sự Roquentin đã trực diện sống theo nhân sinh quan luận lý kia . Hơn nữa, Camus đã biết dùng nghệ thuật khai thác phi lý đưa vào hình tượng văn chương, tư liệu sống từng được mục kích ở châu Phi đem vào truyện luận đề, lên án xã hội phi lý giữa người da trắng (chủ) và da đen ( nô lệ) ; rồi công bố huỵch toẹt cho toàn thế giới biết. Khác gì Sartre đặt con người buồn nôn khổ sở của tác giả thể hiện sắc sảo, sôi động trong văn chương , lấy không gian thành phố Bouville, khởi điểm đưa Jean Paul Sartre sau này trở thành nhà văn nổi tiếng muộn . Nên nhớ lại truyện đầu tay xuất hiện vào năm tác giả bước vào tuổi 31 - thì 36 đã nổi danh như cồn. Cuốn tự sự hoá tiểu thuyết ấy chính là La Nausée , diễn đạt cuộc sống bản thân rất thực, thành khẩn. ( Buồn nôn đã được dịch sang việt ngữ) . Trường hợp tương tự, một nhà văn Nga khác , Pouckhine từng nổi tiếng với cuốn Eugène Onéguine , tự tạo riêng cho mình một trường phái lãng mạn, do sự cấu tạo chủ yếu từ vốn sống riêng- và được V. Biélinsky hết sức ca tụng. ( xem Textes philosophiques , V. Biélinsky- Nxb Ngoaị văn Mạc Tư Khoa, Ed. en langues étrangères, Moscou 1950, từ trang 267 – 351) .
Và tiểu thuyết sinh tồn của Sartre còn là thí nghiệm sống rất thực và cần thiết cho những ai muốn hiểu đời sống trần trụi, băn khoăn, khắc khoải, chán chường, do dự, lúc nhập cuộc cho tới rã đám. Sống độc thân không cần vợ con, nhưng vẫn cần một người nữ sống già nhân ngãi non vợ chồng , ghen tuông dữ dội khi người tình bỏ theo người tình ở Hoa kỳ. . Không nhận giải văn chương trị giá triệu mỹ kim , vẫn thản nhiên ngửa tay xin mẹ ruột mười ngàn quan /ngày chi tiêu . Một sự phi lý trong phi lý rất riêng biệt chủ nghĩa sinh tồn hiện sinh phi lý . 
R. M. Albérès, nhà phê bình văn học Páap cho rằng tiểu thuyết là một nghệ thuật tạo tác được nhiều bộ mặt: khiêu vũ, âm nhạc, từ một đơn khúc đến bản hoà âm . Nó sẽ bị ngụy tạo, nếu một khi tạo tác hình ảnh lu mờ không vượt sự thực. Tôi nhấn mạnh: thành khẩn diễn tả sự thực trong tiểu thuyết được đãi lọc theo chủ quan viễn kiến hướng dẫn.

Trở lại vấn đề Le Mythe de Sisisphe của Albert Camus, người ta gọi đó là một thứ Promothée ? Vậy Promothée là gì? , chỉ là huyền thoại thần Prométhéeđược gắn vào sự sáng tạo ra con người và sự xuất hiện nền văn minh và thế giới chúng ta đang sống trong thời đại. Đặc điểm chính là động cơ rung cảm bén nhậy cuả sự tưởng tượng phong phú của con người. Cũng chẳng khác gì người ta đặt khung cảnh chuyện vào một thế giới khác. Có thể là thế giới thần tiên không giống thế giới chúng ta, mà ở đó phát sinh rung cảm phi lý , và người ta tin được cảm quan bất biến ấy . Vậy ý tưởng suy luận lý thuyết phi lý ( théorie de l’absurde ) của Camus là phi lý cho đối tượng nào? Tại sao lên án phi lý? Và phi lý ấy bắt nguồn từ đâu ? Xin thưa ngay : phi lý mượn từ thuyết phi lý triết gia tiền bối Chestov - người chủ trương thuyết Irrationalisme - triết lý này coi lý luận chỉ là thứ yếu. (Léon Chestov: 1886-1938) , triết gia Nga chủ trương thuyết Irrationalisme - triết thuyết coi lý luận chỉ là thứ yếu trong phạm vi hoạt động tinh thần, đối kháng thuyết lý tính. ( opposée de la pensée rationelle) . Tác phẩm chính: được dịch sang pháp ngữ: L’Apothéose du Monde fondé . Cũng có thể xem thêm trong sách Histoire de la philosophie russe , N.P. Losski ( Nxb. Payot, Paris 1954).
Và một số nhà văn miền Nam trong Quan điểm loại mới, Sáng Tạo lao đầu vào con đường bắt chước phi lý văn chương phương tây , thì đã sang tay đến hai, ba lần, thiếu chính thống , cả căn bản sống cần có, thiếu cả đồng cảnh tạo ra được sự phi lý cần thiết. Và phi lý vay mượn kia tất nhiên chỉ là sự chắp nhặt vụng về, sai lạc. Thuyết phi lý Camus vừa phân tích trên mới đúng là phi lý có lý do , song tỷ dụ phi lý mà không lý do thì phi lý kia của Camus cũng chẳng hề hấn gì . Bởi con người đã trải qua ý thức làm người đúng nghĩa, sinh ra trong trái đất có quyền tự do sống hợp pháp , cùng tập hợp chung tiếng nói, phong tục, tập quán, lịch sử. Thí dụ, họ có ý nghĩ viển vông, phi lý không lý do đi nữa, thì sự phát sinh ý tưởng chán chường không có hại, mà còn bồi bổ một khía cạnh mới cho triết lý sống thêm đa diện, phong phú. Cũng vẫn bởi con người sống ở thế giới hôm nay đa dạng , muôn mặt, nhiều dáng vẻ khắc biệt
Còn nước ta, vừa trải qua ngót trăm năm bị thống trị, trước đó một nghìn năm tương tự. Con người sinh ra trong nước mất độc lập ấy, nghĩa là chưa làm đủ bổn phận con người trí thức có bổn phận cùng đồng chủng đi trên con đường tranh đấu đạt tới mức sống tự do, công bình, no ấm. Và một khi chưa thực hiện được vậy, một số nhà văn kia viển vông sao chép mô phỏng chán chường, phi lý- hẳn chưa ý thức được trách nhiệm, sao được gọi là trí thức tiểu tư sản , giai cấp hướng d ẫn tiền phong mà nhóm Quan điểm loại mới đề ra?
Điều dẫn giải văn chương phi lý tây phương đề cập trên kia cốt làm sáng tỏvăn, thơ phi lý không lý do của hai ông Mặc Đỗ và Thanh Tâm Tuyền , tác giả Bốn Mươi và Bếp Lửa. 
Truyện Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền mô phỏng, sao chép tệ hại hơn nữa văn chương phi lý tây phương đưa vào nhân vật tiểu thuyết đầu Ngô, mình Sở, mũi tẹt da vàng, như đang sống ở thị thành Âu Mỹ. Càng không thể biện minh, mượn đà liên tưởng tạo một tác phẩm việt - tựa hồ Le Cid Corneille lấy đà từ Las Mocedades del Cil Guillen de Castro- gần hơn Thanh Tâm Tài Nhân đến Truyện Kiều Nguyễn Du.
Còn Mặc Đỗ tả nhân truyện trong Bốn Mươi , con nhà giàu gia thê du học có bạn gái Jacqueline. Vào tuồi tứ thập nhi bất hoặc ( bốn mươi) đã bày vẽhưởng thọ ( sic ), đùa giỡn sa hoa, ăn chơi trác táng- như vậy có phải là cách sống phải đạo của một trí thức biết sống?!Và trong khi ấy đất nước của nhân vật Bốn Mươi đang là một xứ sở bị thống trị, dân chúng đầu tắt mặt tối tranh đấu tồn vong đất nước độc lập, tự do, và cơm áo, nghèo đói, bệnh tật đe dọa hàng giờ, sự tử vong lơ lửng trên đầu mỗi khi ngẩng mặt. Vậy còn có nhân vật tiểu thuyết ( trí thức việt ) trong truyện của mấy tay khóc mướn dằn vặt đau đớn tâm linh , chán chường vờ vịt, cơm no dửng mỡ, gái trai đàng điếm- rồi hô hoán xã hội này đầy phi lý hư không ?! Vậy thứ văn chương phi lý dởmnày đích thực là sản phẩm tinh thần đấu độc thanh niên hãy quên đi trách nhiệm - chẳng khác thời Pháp thuộc- thanh niên được lùa vào bẫy trác táng, hoặc bị cuốn hút theo phong trào thể thao Ducroy cùng với rượu phông tên, thuốc phiện công quản. Tác giả có quyền đưa sinh hoạt trí thức trụy lạc, đàng điếm ( nếu cần thì đây chỉ là mặt phản diện) - nếu không vậy- Mặc Đỗ chỉ khai thác cảnh nhơ nhớp, sa đọa của bọn trí thức – có nghĩa không dùng văn chương để dĩ độc trị độc đẩy thanh niên vào đường tự hủy hoại.
Còn Thanh Tâm Tuyền chỉ là một thanh niên mới lớn lên ( 1936) , chưa kịp tham gia kháng chiến khi toàn dân chống Tây thuộc lần hai - chú bé ở vùngAtêka ( an toàn khu) khác vai trò những chú bé khác tham gia giữ nước. Tiếc cho ông! Bởi năm 1945 dân tộc vùng dậy chống Tây xâm lược, thì ông sống trong đô thị, gặp cảnh sống ê chề dân vùng tề, Pháp thống trị, thanh niên bị dồn nén , mặc cảm ẩn ức, dùng văn chương làm dáng như một cách có nghĩa khí đấu tranh đối với bản thân. Không thể xầm súng theo kháng chiến, vì nhiều lý do cản trở, lại không muốn bản thân hệt kẻ không biết thẹn, làm văn chương theo thuyết phi lý vay mượn : phi lý không lý do ấy dồn vào việc làm cách mạng văn chương trên không răng, dưới không khố. Cho rằng là vậy đi nữa cũng cần phải có rung cảm, khả năng sáng tác thật sự của mình. Đằng này lập dị làm ra vẻ khác người, bằng cách sao chép ý tưởng, thoát dịch tân ý thi ca tranh đấu của Éluard, Aragon…, rồi pha chộn thêm tính chất kỳ bí hóc hiểm Surréalisme, Dadaisme, Lettrisme… nhào nặn tổng hợp thành thi phẩmTôi không còn cô độc (Sài Gòn 1956). Tác giả làm ra vẻ yếm thế bi quan thời thế, chán chường, bầy đặt tranh đấu phải thế này thế kia, tưởng niệm anh hùng, bi phẫn cầm súng hệt F. Lorca ra ngã tư đại lộ bắn sối xả vào đám đông, hoặc tranh đấu chính trị kiểu Aragon , phà hơi i thơ bí hiểm Picabia, tí chút nổi loạn phong cách Thằng Kình-Nguyễn Đức Quỳnh vv.. vv… Và thơ Thanh Tâm Tuyề thực chất sượng và sống , độc giả trẻ ít tây học dễ tin thơ tự do cách tân tuyệt tác. Cái gì chưa tỏ hiểu là vấn đề rắc rối thuộc phạm trù triết học . ( định nghĩa cho người đầu tiên nghe nói hai từ triết học) . Sản phẩmthơ tự do ấy không là rung cảm thực - thì chỉ có thể phỉnh phờ bản thân tác giả mà thôi )
Còn tự lừa dối cho mình siêu việt, đám thế nhân chưa hiểu nổi- André Gide bị đương thời khinh bạc thật, nhưng chính Gide biết chắc chắn bản thân có tài, và trong sách Les nourritures terrestres có câu bạn đọc xong sách ta có thề ném ra cửa sổ. Nhưng phải hiểu đó là sáng tác thiết thân một đời người dồn lại trọn vẹn, chứ không phải thuổng đưa lên đâu trang Tôi không còn cô độc–vênh vang, tự phong hoàng đế thơ tự do ! Tỷ dụ André Gide có bị đời ghẻ lạnh thật, ông vẫn tự tin bản thân có tài, hệt các tiền bối Holderlin, Kleist, Nietzsche vậy. Nietzsche từng mười năm ròng nằm trong khách sạn nhỏ, hẹp; không bạn bè viếng thăm mà không hề nao sờn- chứ đời ghẻ lạnh ông, và chính ông cũng không tin có thực tài ( mà tin làm sao được khi sáng tác không là máu xương rung cảm chân thành tạo thành) thì nước này chỉ còn tự treo cổ cùng Tôi không còn cô độc. Tác phẩm ra mắt rất ồn ào, ở trang cuối sách ghi đích danh hai , ba chục vị được tặng- như đồng minh hỗ trợ tinh thần- t rong số ấy có Trần Thanh Hiệp. Ông này đang miệt mài tập sự luật sư nơi văn phòng luật sư Lê Ngọc Chấn , được coi như Đinh Gia Trinh nhómXuân Thu Nhã Tập, ( bình giải ý thơ hay bạn bè trong nhóm) hô hào thơ tự do phải thế này, như thế kia mới hợp trào lưu . Trước tiên, mời đọc bài thơ tự do ba câu ba dòng của Trần Thanh Hiệp :

“… Cửa sổ
Cửa sổ
Cửa sổ …”

thì mấy chục năm trước , Louis Aragon từng viết:

“ Persienne,
persienne,
persienne ..”

và thơ tự do ba câu ba dòng của Trần Thanh Hiệp đều không phải là rung cảm có thật của tác giả (giả). Vậy phải làm sao để tin rằng ý thơ kia trong sáng, tư tưởng siêu quần, có hướng đi tranh đấu , hưá hẹn một tương lai tươi sáng, từ nơi quí vị đề xướng?
Vậy chỉ có thể xếp vào loại thợ thơ có hạng, tài năng thượng thừa sao chép.Và Trần Thanh Hiệp từng lên án văn chương tiền nhân vô giá trị ( hội nghị bàn tròn phủ nhận giá trị Tự lực văn đoàn) - gián tiếp đề cao Sáng tạo – và hơn một lần bị lãnh tụ Hàn Thuyên gọi là văn chương hư sinh ( chữ Nguyễn Đức Quỳnh ám chỉ Sáng tạo đăng trên báo Dân Việt- 1964 )
Bàn tiếp nhân vật văn chương Bếp Lửa , tác giả cho làm cách mệnh ở nhược tiểu quốc giống hệt chú ngựa chứng và chàng dô kề đần độn . Nếu dô kề chỉ huy được thì ngựa cho cưỡi, nhưng ngựa phản kháng hất anh dô kề xuống đất, anh dô kề lồm cồm bò dậy tìm ngựa, định thưởng cho bài học thì ngựa đã chạy xa. Chúng tôi hiểu ý nghĩa tượng trưng ám chỉ làm cách nhược tiểu dân tộc chống đế quốc, vươn lên chớp nhóang đấy, rồi lại bi đế quốc quật lại ngay. Ý nghĩa ban đầu dễ ngộ nhận với kẻ bàng quan, bi quan, vì nhược tiểu quốc thường bị thất thế. Nhưng qua lịch sử minh chứng, lý luận chỉ đúng với kẻ thiếu chí khí, nhụt chí, chưa đánh đã thua. Riêng với ông, con người đầy mặc cảm tự ty lẫn tự tôn, và quan niệm cách mệnh không có thực, cũng như chán chường không hiểu sao chán chường, và nhận định kinh nghiệm làm cách mệnh của tiền nhân chỉ là số không. Lấy thí dụ cụ thể hơn, cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1946, ở Nam bộ dùng gậy tầm vông, miến bắc, miền trung, giáo mác dùng súng Mousqueton thô sơ làm sao chống lại vũ khí tối tân, xe tăng, máy bay thực dân – hay là chúng ta tự xin đầu hàng. Nếu vậy, tất cả nhược tiểu quốc sẽ đâu hàng cả sao, hệt tên dô kề đé quốc và ngựa nhược tiểu ?
Nhìn lại thử nghiệm người làm văn chương miền Nam- mượn triết thuyết phi lý tây phưong - buộc phải nhớ đến Xuân Thu Nhã Tập tiền chiến - Nguyễn Xuân Sanh với Người Xuân chẳng hạn. Bài thơ xóc chữ, nhồi ý theo lối bí hiểm kiểu Dadaisme, Lettrisme,Surréalisme… tí tí tây tí tí ta , tất chẳng ra gì rồi- tí ti tây tí ti ta .( theo cách dùng chữ tí ti l a mua, tí ti la hen Trần Dần). Một bài thơ ra đời như thế, chẳng làm ai cảm, hiểu được - và quân -sư -quạt- mo- văn -chương luôn đi bên cạnh bình gỉải - có lần phản ứng, tôi đã viết:
“…. Thơ Nguyễn Xuân Sanh phải có Đinh Gia Trinh đi bên cạnh giải thích cái hay ,cái đẹp- mà nghệ thuật lại phải có người làm thông ngôn bình giải thế nào là hay và đẹp tới nhiều lần nhiêu lần- mà người đọc vẫn chưa cảm được, hiểu thấu nổi - với tôi hẳn là nghệ thuật chưa đạt tới đích rồi! Thơ Nguyễn Xuân Sanh không phải chất thơ lịch lãm Đoàn Phú Tứ- chỉ từa tựa kiểu xóc chữ, nhồi ý - thơ bạch nga Nguyễn Vỹ mà thôi . Thời kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Xuân Sanh không còn làm thơ kiểu xóc chữ, nhồi ý nữa( bài Làng nghẹt trong rừng đêm), thì đúng tác giả có tố chất một thi sĩ đúng nghĩa. Ngoài Đinh Gia Trinh ra – còn Diệu Anh , cũng luôn nhảy vào vòng hỗ trợ giải thích cái điệu, cảm, đẹp , hay cuả thi ca qua nhóm Xuân Thu Nhã Tập..” ( Nhà văn tiền chiến 1930-1945 của T.P , tập 1 trong bộ LSVNVN) .
Trở lại phần nói về nhà văn miền bắc giai đoạn 1950-1954, hẳn còn phải nhắc hai nhà văn lãng mạn tâm tình điển hình nữa: đó là Thanh Hữu và Triều Đẩu.
Hầu hết truyện của tác giả Thanh Hữu đều dựa vào tư liệu trải nghiệm , vốn sống phong phú trong tiểu thuyết Đợi anh về. Truyện mô tả cuộc đời một nhà văn sống trong thời kháng chiến thật hào hùng ( trước) - sau kháng chiếnthành khiến chán , trở về Hà Nội thì lại chán chường hơn theo cách khác. Cùng thời kỳ, Thanh Hữu sáng tác nhiều truyện ngắn khác , cho đăng rải rác trên các phụ trương văn nghệ báo Liên Hiệp ( chủ nhiệm : Soubrier-Văn Tuyên ) hoặc truyện dài từng kỳ ( feuilleton) trên báo Tia sáng ( chủ nhiệm: Ngô Vân). Từ đấy, Thanh Hữu rất quen thuộc độc giả Hà Nội , sau khi nhà xuất bản Tia sáng tung thêm nhiều tiểu thuyết ra mắt. ( Đợi anh về…) 
Thanh Hữu còn được nhiều độc giả biết đến qua Chuyện tình người sinh viên,tình tiết câu chuyện rút ra từ tư liệu sống ngày đầu hồi cư, hình tượng riêng và bối cảnh xã hội phản ảnh sâu sắc trong tác phẩm. Sau 1954 vào Nam, một phần tư liệu đời sống nóng bỏng, lạ lẫm của một nhà văn di cư vào nam được viết lại trong tiểu thuyết Chồng tôi muốn sống. ( Sài Gòn 1955) . Trong văn tự sự đời riêng khổ hạnh nhà văn Thanh Hữu dường như phản ánh trung thực rất ít tính cách tiểu thuyết hóa.
Đúng là Thanh Hữu, một nhà văn lãng mạn tiến bộ- nhưng đôi khi nhân vật truyện của tác giả quá hằn học với cuộc đời trà đạp giáng xuống, nên văn đôi khi mang tính cách căm thù, độc ác, thâm thù sâu hiểm. Thanh Hữu còn làm thơ, và thơ hay- tuy vậy tiểu thuyết vẫn giữ vai trò chủ yếu. Cuộc đời là tiểu thuyết hoá tự sự như vừa phân tích trên kia, còn rất đúng khi nhắc đến tiểu thuyết Đợi anh về của ông.
Bàn về tự sự tiểut huyết hoá thời hậu chiến- hình như chưa nhà văn nào nói đến cái tôi hiện thực trần trụi thành khẩn như thời tiền chiến với Nguyên Hồng ( cái tôi- chủ từ, nhân vật chính) ; dầu Thanh Hữu trong Đợi anh về đội lốt Thanh, và Triều Đẩu là Đại trong truyện Ảnh & Hưởng. 
Triều Đẩu, nhà văn phóng sự xã hội nổi tiếng thời hậu chiến , mặc dầu một số bài viết của ông đã đăng báo từ thời tiền chiến. Triều Đẩu có giọng văn hài hước, châm biếm sắc sảo ( Trên vỉa hè Hà Nội , 1952). Thiên phóng sự tạp bút này gây được một dư luận văn ở thủ đô rất ồn ào. Ông còn là tác giả truyện dài Tranh tối tranh sáng, tuy nhiên không có gì xuất sắc , và ông còn viết điểm sách thì lại không trội, kiểu phê bình văn học theo quán tín , tự phát ( tạm gọi critique spontanée )- duy hồi ký tự sự đặc sắc nhất. Triều Đẩu viết điểm sách Đồi thông hai mộ với lối văn nhả nhớt, bỡn cợt, lại hời hợt, cảm tính được bộc lộ rõ nét. Với ông, ngoài phóng sự, tự sự hồi ký Ảnh & Hưởngthì chẳng còn gì nữa. Trên vỉa hè Hà Nội ra đời , đúng vào thời điểm xã hội cuồng loạn, nhốn nháo cuả đợt dân hồi cư, đủ tạp chủng. Người tản cư xa Hà Nội lục đục hồi cư, mỗi người một lối sống riêng, một phong cách, một dáng vẻ. Tình anh em bị co dãn, xáo trộn, khi qua cơn khủng hoảng thì ảnh hưởng luân lý không còn tác dụng răn đe, giáo dục. Tư tưởng gia huấn tan rã, chỉ còn tư lợi cá nhân phát triển. Có thể con người vừa trải qua tai hoạ chiến tranh, thừa chết, thiếu sống thì chỉ còn vun quén cho bản thân.
Cô Chính trong mẩu truyện Thiếu nữ lang thang , bị người anh hắt hủi, lê gót trên khắp ngả đường vô định. Một nhân vật người mẹ lúc còn là thiếu nữ bị lính viễn chinh cưỡng hiếp , Suzan dược chào đời, đưá con lai không biết bố là ai, còn mẹ chẳng bao giờ hé môi bầy tỏ. Rồi mẹ lấy chồng , con riêng lại bị bố dượng hành hạ. Hoặc một nghệ sĩ bị xã hội bỏ lửng, đời ghẻ lạnh, vợ lãng quên chồng vô tích sự- ai oán tự sỉ vả, trách móc- và thật đúng với lời than của một nhà văn trong truyện Ở Rừng của Nam Cao: “…Nước mình còn bị nô lệ thì tiếng mình còn bị chê khinh và bọn nhà văn còn bị khinh , rẻ rúng, bạc đãi, coi như một hạng người có cũngc hẳng thiệt thòi trong xã hội” . Thì Triều Đẩu cũng nhớ đến nhà văn ấy chung hoàn cảnh trong truyện Nhà tôi . Và Gái năm con , chồng chết lại tái giá, tự nguyện ký giao kèo để giải quyết sinh lý như đói cần cơm, khát cần uống. Tiếp Tình trưởng giả, câu chuyện hòa đồng giai cấp của một tình yêu gỉa tạo. Rồi truyện Chim bồ câu trắng, nhân quả, Người đi, Tết hồi cư… mỗi chuyện ghi lại cảnh sống diễn biến hỗn độn, tạp pí lù. Chuyện kể người hồi cư sống sót dinh tê cảm thấy ngày mai bất trắc, sống vội vàng, ăn sổi ở thì, giải quyết dục vọng theo nhu cầu chớp nhoáng. Đó là bối cảnh một thời đoạn sống Hà Nội 1950- 1954 được Triều Đẩu thu vào ống kính thật linh hoạt, sâu sắc. bây giờ bàn đến Triều Đẩu viết hồi ký tự sự. Tác giả rất thành công loại phóng sự và ở lối viết tự sự hồi ký cũng thành công trong Ảnh & Hưởng.:”… Để mình nhớ lại dĩ vãng như bài thơ, quãng đời vô tư linh động ngày xưa ấy như có phải đâu chỉ do kinh tế, tư lợi, danh nghĩa; thì con người khi qua tuổi ấy dễ mấy ai không nhớ lại…”Viết tự sự,Triều Đẩu đã sống lại qua nhân vật Đại. Tình tiết chuyện kể thành khẩn, linh hoạt, sâu sắc , cảm động và xứng đáng là tay viết tự sự kể tài năng của thời hậu chiến. Cũng nhìn thấy đôi khuyết điểm nho nhỏ, kỹ thuật tả mảnh đời thật bản thân, cần sự chừng mực , câu văn chững chạc; thì Triều Đẩu dùng lối văn biếm lả lơi, bỡn cợt nhả nhớt không thích ứng.; do đo làm giảm phần nào giá trị. Về truyện dài, Triều Đẩu bố cục lỏng lẻo, tìnht iết nhân vật truyện không ăn khớp, lại sử dụng văn châm biếm phóng sự ở chi tiết không cần châm biếm, hài hước –truyện dài Tranh tối tranh sáng chỉ nên coi cách viết thí nghiệm của tác giả mà thôi.
Nhắc Triều Đẩu viết phóng sự ngắn xuất sắc, không thể quên một Chấn Phong (viết tiểu thuyết phóng sự ở một môi trường khác trong Rừng Địa Ngục, bối cảnh: rừng cao su Nam bộ. ) nếu tả cuốc sống nghẹt thở của dân hồi cư ở Hà Nội ( thị thành) – thì Chấn Phong ghi chép hình tượng cuộc sống nhục nhã của lớp người được mệnh danh là phu đồn điền cao su ở Nam bộ.
Rừng địa ngục đưa ra một kết thúc kém thuyết phục, đáng lẽ tác giả phải hoà hợp theo chủ quan định hướng thì hợp lý hơn. ( Tôi muốn nói đến ý nghĩa ban đầu xây dựng cốt truyện liên hệ rất nhiều ở đoạn kết thúc, đầu và đuôi) . Vì tác giả muốn có một kết cấu ly kỳ, nên cho đoạn kết theo kiểu Tố tâm, Tuyết Hồng lệ sử - Cúc tự tử. Cách giải quyết theo tác giả là để chuộc tội- theo tôi – đó chỉ là một cách tự trói buộc của tác giả còn nặng ảnh hưởng luân lý phong kiến. Chết không phải là hành động cứu vãn tội lỗi đã mắc phải. Sự hối hận của nhân vật Cúc do xã hội và hoàn cảnh như tác giả dựng, và kết thúc giải quyết buộc cá nhân chịu đựng thì quá khe khắt!
Tuy nhiên Rừng địa ngục vẫn là cuốn truyện độc nhất viết về loại người- vậtở đồn điền cao su. Cách bố cục, sắp đặt cuốn truyện này gần như hoàn hảo .(trừ đoạn cuối cho Cúc tự tử) .
Sau nữa là Nguyễn Văn Xuân ( 1921- ) tác giả truyện dài Bão Rừng ( hai năm sau) với nội dung tương tự , viết về đời sống công nhân rừng cao su. Với Bão Rừng , Nguyễn Văn Xuân có một bố cục khá hoàn hảo, tình tiết chuyện đời thường công nhân rừng sao su tự nhiên hơn- tuy vậy nếu phải so sánh Rừng địa ngục của Chấn Phong và Bão Rừng Nguyễn Văn Xuân, tôi chọn cuốn đầu - giá trị văn chương bao trùm. Chấn Phong có chân trong nhóm Quan điểm ( cũ) và không còn đứng trong Quan điểm mới sau này. Nhắc Quan điểm mới ,chúng tôi lại phải nhắc đến chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh ( Hàn Thuyên tiền chiến), và bây giờ là cố vấn tư tưởng, văn chương Quan điểm mới. 
Nguyễn Đức Quỳnh và Nhất Linh, lãnh tụ của hai nhóm Hàn Thuyên ( xưa) và Tự lực văn đoàn ( cũng xưa) – liệu hai chủ soái còn gây nổi cơ đồ gì không? ( cho nền văn chương hậu chiến ).
Các ông gây lại nhóm, hoạt động văn chương- vì như thế, chúng tôi có cơ hội được học hỏi thêm từ các bậc trưởng thượng đầy kinh nghiệm dẫn dắt. Tuy vậy, chúng tôi không thể yên tâm giao phó, hoặc bỏ qua thắc mắc cần phải đưa ra thảo luận , phê phán, tìm ra cho được cái haòn hảo nhất cho nền văn chương hậu chiến miền Nam.
Và từ dòng này trở đi, phần tổng luận chấm dứt- tiếng nói riêng tư bắt đầu lên tiếng.

Chúng tôi sinh ra đời trong tư tưởng Tự lực văn đoàn. Bố mẹ chúng tôi nuôi cơm, Tự lực văn đoàn nuôi dưỡng tinh thần từ bào thai ( chắc rằng cha mẹ chúng tôi thường đọc báo, tiểu thuyết, văn, thơ Tự lục văn đoàn) . Lớn lên cha mẹ chúng tôi ( nhất là cha) đã băn khoăn với tư tưởng cộng đồng tả đối lập Hàn Thuyên nuôi dưỡng. Rồi Tự lực văn đoàn mất lập trường ( 1941) trốn tránh, đầu hàng ( 1945- 46) , Hàn Thuyên ( 1945-46) tan rã, chúng tôi lạc lõng trong tâm trạng con bị đem bỏ chợ, kháng chiến trong tinh thần mác xít hun đúc. Sau 1950, may mắn hơn, tự giác một cách đột ngột, không phải tụ ý thức được lập trường- mà nhờ tinh hần luân lý gia đình – hoặc cha, anh chúng tôi là người quốc gia từng bị sát hại, bạc đãi, bị đưa đi chỉnh huấn không có ngày về ( vì họ theo lề lối sống tiểu tư sản nông thôn, thành thị). Chúng tôi có kinh nghiệm máu xương, mua cho mình một lối thoát bỉ ổi nhất, dinh tê về thành sống an vị bó gối chờ cơ hội mới được mở ra. 
Tha thiết mong các ông hoạt động lại là còn đem lại lòng tin cho chúng tôi. Thực ra, khi các ông bỏ mác xít về ( ông Nhất Linh thì không kể, ông biết ít kinh nghiệm mác xít - sang Tàu từ 1946 sau khi 50 ghế đại biểu Quốc hội dành cho Việt nam Quốc dân đảng rút lui) . Còn ông Nguyễn Đức Quỳnh chính thức về thành cuối 1952 ( trước đó ông đã vào thành, nhưng tự khai công tác mật) . Tuy không hoạt động, sự có mặt của các ông khiến chúng tôi tin rằng phe mác xít sa lấy các ông rời hàng ngũ- và hôm nay, các ông sống trong bầu không khí tự do ở miền Nam . 
Lần này, ông Nguyễn Tường Tam ra hoạt động lại, làm cố vấn văn chươngPen Club, với tinh thần vững chắc, kinh nghiệm có thừa, dư tài năng, thể nghiệm qua bao nhiêu năm lặn lội vì chính nghĩa ( tạm tin vậy) – sẽ tạo được một đường lối văn hóa, ( chung) có sự thủy chung như nhất. “Dans la défaite, instransigeance”( tạm dịch: trong thất bại, hãy kiên cường vững chí) mà chính khách nước Anh W. Churchill từng nói và mong ông nghĩ đến. Hãy định vị cho mình một vị thế lâu dài, tránh mắc chủ nghĩa cơ hội, không tự phản bội chính bản thân – là không phản bội chúng tôi, người chịu ảnh hưởng tinh thần mà các ông không biết đến. Các ông phải biết chịu trách nhiệm đường lối, trách nhiệm chung cho cả người theo tư tưởng đã gieo mầm trong văn chương, tư tưởng . Và hiểu rằng luôn theo dõi tư tưởng các ông từng giờ, phút, thái độ, hành động- mà các ông không cần biết đến chúng tôi là ai? Vì chúng tôi từng hấp thụ đướng lối các ông trong văn chương, từng ca ngợi hành động nhân vật Tự lực văn đoàn tiền chiến . Khi ông Nhất Linh ở trên Đà Lạt, sau khi rời Hà Nội vào Sài Gòn, tuyên bố với báo chí đất Ngàn năm văn vật ( trước sự soi bói của Tây) là không còn hoạt động chính trị. Chúng tôi hiểu đó là chiến thuật che mắt nhà cầm quyền. Con đường đi của ông đâu phải mong rằng khi trở về nước ra làm bộ trưởng ( bù nhìn) mong vinh thân phì gia, để rồi mai hậu người đời lên án như Phạm Quỳnh. Nói thế, không có ý trách móc những người từng ra cộng tác với Pháp, họ là một trong những quân cờ hy sinh, vì họ ít tài tự làm chủ mình, ham vật chất, hoặc vì lầm lẫn tưởng việc làm cũng ích lợi cho đất nước- trường hợp bác sĩ Nguyễn Văn Thinh chẳng hạn . Nhìn vào một thí dụ cụ thể, nước Pháp trong trận thế chiến hai không bị phá hủy toàn diện - nhờ ở Philippe Pétain. Thống soái Pétain đã thật lòng hy sinh để cứu vãn Pháp khỏi nanh vuốt tàn sát Phát xít Đức. Ngày nay dân Pháp khe khắt lên án Pétain đi nữa, cũng vẫn phải ghi ơn thầm kín. Vì nhờ Pétain nhiều nhất, không phải vật chất; mà nay đi vào cửa chính của lịch sử nước Pháp, đó là tướng Charles de Gaulle. Ai cũng hiểu Philiipe Pétain là thù địch kháng chiến quân Pháp ở Luân đôn ( London) , nhưng vấn đè chính trị , cách mệnh văn hoá, có cái gì không liên đới hỗ tương đâu? Sự hỗ tương cần thiết vô cùng, như phân hạn giữa xấu xa tên lưu manh để nhìn rõ hơn hành dộng quả cảm cao thượng của anh hùng.
Cũng nên nhắc qua tình hình chính trị Trung hoa ở thời kỳ tranh chấp giữa Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông. Tuy đảng Cộng sản Trung quốc giành thắng lợi vẫn phải gián tiếp nhờ Tưởng Giới Thạch. Không phải ở giai đoạn từ Trần Độc Tú đến Mao Trạch Đông toàn quyền điều động kháng chiến quân chống Nhật; hoặc sự thỏa hiệp giữa Quốc và Cộng sau khi Tôn Dật Tiên qua đời- mà vai trò đi xuống Tưởng Giới Thạch, của Trung hoa Quốc dân đảng đi đến thời kỳ cuối cùng suy vong, tham nhũng, hối lộ, sa đọa, giúp ích trực tiếp - MaoTrạch Đông và đảng Cộng sản Trung hoa làm chủ đại lục nhanh chóng cuối năm 1949.
Đảng Cộng sản Trung hoa đuổi được chính quyền Trung hoa dân quốc ra khỏi lục địa vẫn nhân danh nghĩa kháng chiến. Khi đã nắm chính quyền, phe lãnh đạo tuyên bố thành lập chế độ cộng sản, dân chúng thoả lòng với chế độ mới , bởi họ căm thù phe Quốc dân đảng thối tha chuyên quyền tham nhũng, cướp bóc, bất công . Ở nuớc ta cũng rơi vào trường hợp tương tự,danh nghĩa toàn dân kháng chiến bị loại , phe mác xít ra mặt chuyên quyền chính sách vô sản toàn trị. 

Nhắc lại sự kiện này, vì ông Nguyễn Tường Tam là chính trị gia có hạng Việt quốc -bút danh Nhất Linh -người văn nghệ lão thành năm xưa , chủ soái Tự lục văn đoàn ra mắt đồng bào cùng giới văn chương. Người văn nghệ tuyên bố văn nghệ không có chính trị, thực tâm mà nói, mà hiểu , ông muốn minh oan rằng làm văn nghệ chứ không làm phương tiện cho chính trị quyền lực sai khiến. Tương tự, vào một lần gặp luật sư Nguyễn Hữu Thống ( bút danh :Nhuệ Hồng- sinh 1932- và học giả Nguyễn Đăng Thục trong một quán trà, tôi hỏi giáo sư: -Thưa anh, có phải hôm anh đăng đàn diễn thuyết văn hóa ở rạp Norodom, anh tuyên bố “Văn hoá không có chính trị, nhưng chúng ta phải chống Cộng sản?” 
Giáo sư Thục chưng hửng trước câu hỏi bất chợt , chưa sẵn sàng câu đáp, và chỉ gật đầu suông .
Có lẽ giáo sư Nguyễn Đăng Thục sợ bị hiểu nhầm như nhà văn Nhất Linh chăng? Ngày khai hội
 Pen Club Việt Nam , lại được nghe ông Nhất Linh tuyên bố câu tương tự.
Thưa ông, chúng tôi không còn là độc giả nai của Phong hoá, Ngày nay?Làm văn nghệ, nói thật lòng mình như bóc bánh còn chưa ăn ai, huống hồ thỏa hiệp chính trị - vẫn nơm nớp sợ vòng kim cô quàng cổ thân phận làm tôi đòi .
Với các chủ soái Tự lực văn đoàn, Hàn Thuyên, tôi vẫn dành sự kính nể đối với bậc trưởng thượng dầy công vun đắp nền móng văn chương việt. Các ông có quyền tuyên bố lời lẽ trái ngược sự thật muốn bầy tỏ, để không ai dự tính được đường đi nước bước và sẵn sàng tôn phục các ông là thánh. Nhưng điều này có phần tai hại, vì chúng tôi cho rằng đó chẳng cao siêu, hay hớm gì , vẫn là chiến thuật mấy anh thợ nhuộm chào hàng nói thách cao gía. Tay thợ nhuộm đã có việc làm rồi bắt bí , đòi công cao hơn (tạm gọi có lý đi, vì nhuộm quần đàn bà - mà đàn ông ai lại chịu làm thế?!) .Một khi chủ chiếc quần đen đưa nhuộm không ưng thuận trả công cao…. Than ôi! trời đã về chiều, chân đã mỏi, đường còn xa ( ý thơ Tản Đà), vợ con chờ tiền đong gạo nên nhận nhuộm vậy. Mà làm sao các ông biết không? tự trọng con người phải ra tay chứ, lấy đũa cả khuấy quần đen đưa nhuộm vẫn như sợ vết nhơ quần đàn bà dính vào thân xác. Nếu còn đôi chút sĩ diện, khi nhận đồng bạc trả công, vẫn như tỏ thái dộ bất mãn kẻ chẳng mấy ham nhận đồng tiền.
Thưa các ông, dù có thể tôi chưa hiểu nổi hoặc vu oan các ông- sau này lịch sử bàn về văn chương sẽ có cơ hội định lại giá trị. Thời bình sinh, Nguyễn Du bị xúc xiểm, nỗi oan gia văn chương truyện Kiều làm vướng bận lòng tin- từ đó mới nẩy sinh câu: 
Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như - để tự trấn an bản thân tác giả. Hoặc Stendhal, tác giả Đỏ và Đen ( Le Rouge et le Noir) cũng bị điều ra tiếng vào buổi sinh thời , và trăm năm sau lại được phục hồi gía trị. Cả Nicholas Gogol thời Nga hoàng tăm tiếng lừng lẫy, khi nịnh bợ Nga hoàng ( tác phẩm nào có giá trị khi được Nga hoàng thừa nhận) , bị Biélinsky chỉ trích thậm tệ.
Biélinsky lên án Gogol- gián tiếp lên án người cầm bút đánh mất độc lập tư tưởng, bám vào quyền lực chính trị . Chẳng hạn câu chuyện kể dưới đây, đọc xong, liệu có rút được bài học nào không?
“….Cho rằng địa chủ bảo người dân quê rằng, các anh cũng là tín đồ của Chúa, vậy thì giứ chúng ta không ai làm nô lệ cho nhau. Nghĩa là làm người phải được quyền hưởng tự do hoặc phải trả tự do cho người đã bị tước mất. Và nếu một khi địa chủ rút bớt công việc đi, có nghĩa bớt sinh lợi, tất nhiên họ phải lĩnh kém tiền lại còn đòi họ chịu ơn chủ. Có phải đó là đạo đức giả giữa người và người..?”
Nổi tiếng như thi hào Lermontov - chỉ làm một bài thơ ca tụng anh hùng đại đế Pierre le Grand lúc đương thời ( người này rất đáng được tán thưởng) – mà còn bị điều ra, tiếng vào, và buổi sinh thời tác giả bị giảm uy tín phần nào. Huống hồ….!
Tư tưởng phản ánh trong tác phẩm Nicholas Gogol từng được coi như bó đuốc dẫn đường cho thanh niên Nga. Nhưng chỉ một sai lầm nhỏ, Gogol bị kết án tức thì. Nói vậy, muốn đề cập vai trò và trách nhiệm người hướng dẫn tinh thần phải sáng suốt, phải thận trọng trong hành động, từ một thái độ nhỏ ảnh hưởng xấu hoặc tốt, không phải chỉ riêng các ông mang hậu quả- mà còn đến người chịu ảnh hưởng tinh thần của các ông nữa. Các ông có thể phản đối, cho rằng vậy các ông không còn cá tính nữa sao? Đúng thế, con người xã hội không còn là riêng các ông nữa, con người gia đình thì không dám lạm bàn. Và hiển nhiên ông Nguyễn Tường Tam không thể không biết số phận Trần Khánh Giư, Hoàng Đạo gánh thay cái chết cho ông. Một thái độ, một hành động đều phải suy nghĩ chín chắn , ích lợi cho ai, cho bản thân, cho người thân thích, và cho cả những người chịu ảnh hưỏng tư tưởng Tự lực văn đoàn nữa.
Tôi muốn ông nghĩ đến lý do này, tại sao thái độ của nhà tư tưởng kiêm văn sĩ Romain Rolland được gọi là lương tâm châu Âu? ( conscience de l’Europe)-, như bó đuốc dẫn đường nhân laọi vào thế chiến thứ nhất thế kỷ XX.? Với chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh, con người khôn ngoan và kinh nghiệm chính trị, tư tưởng già dặn đã tạo lập một Hàn Thuyên, với nhà văn tài ba Trương Tửu-Nguyễn Bách Khoa,Lê Văn Siêu, Lương Đức Thiệp, Đặng Thái Mai, Nguyễn Tế Mỹ , Lương Đức Thiệp vv… Và thời hậu chiến, chủ soáiHàn Thuyên ( cũ) giúp cho một số nhà văn miền Nam trưởng thành từ cái nôi Đàm trường viễn kiến. ( cuối thập niên 50 và đầu 60 ở Sài Gòn) Với ông- vào thời điểm này- tôi không muốn có dòng chữ nào kết luận về ông ở bây giờ chưa là một Nhất Linh rất non trẻ kinh nghiệm làm chính trị.
Tin khả năng chúng tôi, là tôi tin tôi, đồng lứa, đồng sàn cùng làm văn nghệ. Đã từng có đủ kinh nghiệm thời tây thuộc lần hai, qua kháng chiến, và ê trệ giai đoạn đầu chế độ Quốc gia sơ khởi; thì làm người văn nghệ, sống vì văn nghệ cũng nên chết cho văn nghệ trong sáng.
Còn các ông (nhà văn tiền chiến như hai vị vưà nêu danh) – một khi còn khả năng đi bên chúng tôi- là tạo thêm lòng tin và truyền kinh nghiệm văn chương, tư tưởng của người đi trước.
Còn tương lai văn nghệ hôm nay ư ? Hẳn thuộc về nhà văn nghệ mới, vì thời đại các ông đã qua đi rồi . Hãy nói như Maiakovski:
 “Thời đại là cuả Ta, Chúng Ta”.

SàiGòn-Bà Rịa, cuối tháng 3 năm 1956..
Đọc lại có sửa chữa.

PHỤ LỤC:
HIỆN TÌNH VĂN NGHỆ MIỀN NAM: 1957-1961

Hiện tình văn nghệ miền Nam: 1957-1961- ThếPhong ( 34 trang khổ A4 in 50 ấn bản ronéotypé- Nxb Đại Nam văn hiến,Sài Gòn 1962). tác phẩm nhận định văn học riêng rẽ , không phụ thuộc bộ Lược sử văn nghệ Việt Nam: 1900-1956.
Tuy vậy, tập sách nhận định này vẫn có thể coi như phụ lục, bổ sung cho bộ sách phê bình văn học- làm sáng tỏ thêm tiến trình văn học miền Nam từ 1957 đến 1961. Sở dĩ tìm lại được tập sách nhỏ bé này- giáo sư Nguyễn Văn Trung ở Montréal copy một bản vào năm 2004, và nhờ Trần Thị Bông Giấy ở San José chuyển lại tác giả. Xin có đôi lời tri ân giáo sư Trung và nhà văn Trần Thị Bông Giấy.
Trước khi cho đăng tải trên web: newvietart.com, người viết đọc lại, có sửa chữa.

THẾ PHONG .

Tổng Luận 60 năm văn nghệ Vietnam (1900-1960) kỳ 4


Bây giờ nói đến các nữ thi sĩ tiền chiến : Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương… và ở đây tôi chỉ đề cập thi sĩ điển hình Ngân Giang.
Ngân Giang, một nữ sĩ đứng hàng đầu thơ tâm tình tranh đấu - tác giả Xuân chiến địa trích đoạn dưới đây , một bài thơ hay nói lên sự hòa hợp xã hội đi lên trong giai đoạn giao thời tiền chiến 1945:

“…Công chúa Ngọc Hân mơ Nguyễn Huệ
Bởi say sự nghiệp khách anh hùng
Em cũng mơ người trai đất Việt
Sẽ là những bậc Nguyễn Quang Trung

Đẹp gì chăn gối trong khi cả
Dân tộc sôi lên chí quật cường
Hãy gác tình riêng mưu nghiệp lớn
Để đong máu giặc dội biên cương

Ngày mai trọn phận người dân nước
Vó ngựa xin dừng trước mái gianh
Để ngắm ai xưa ngồi dệt lụa
Má đào còn thắm tóc đương xanh

Nếu sớm hy sinh nơi chiến địa
Chữ vàng chói lọi ánh vinh quang
Em kiêu hãnh như chồng em đã
Sống với thời gian vượt thế gian…”
(…..)

Thi sĩ tiền chiến Tự lực văn đoàn, ngoài Thế Lữ -trưởng nhóm thơ , còn Huy Cận, Xuân Diệu, Anh Thơ … Và ngay bản sắc thơ độc đáo - vẫn cần có một chef de file- thì Thế Lữ chưa đúng là một trưởng nhóm ( thơ) - khi so sánh với thi nhân nước ngoài

Bài Nhớ rừng tưởng niệm thời oanh liệt nay còn đâu , chẳng có gì mới mẻ - mượn hơi tứ thơ Où sont les neiges d’antan ( Thời oanh liệt nay con đâu?” - hoặc Hai con hạc trắng bay về Bồng lai vay tượng hình thơ cổ Trung hoa. Sự liên tưởng này nếu có, chỉ là chắp vá – tuy nhiên phải thừa nhận Thế Lử có đôi chút tài mọn điều phối ý tưởng phù phép tạo được sự đồng nhất thành bài thơ nổi tiếng Nhớ Rừng, hoặc hai con hạc trắng điệu nghệ mơ mộng bay về Bồng lai. Thế Lữ đã biết mượn đà văn hoá phương tây làm của riêng - rất đáng cảnh tỉnh kẻ chỉ biết mượn ý tác phẩm trung thành người khác- hay nói khác đạo, sao chép tùy tiện đặt bút ký tên mình như sự hãnh diện tài năng sáng tạo. Một thuật ngữ epigone- phương tây dùng chỉ bọn bắt chước, sao chép thấp kém trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, thi ca, âm nhạc, triết học. ( epigone: an inferior imitator, especially of some distinguished writer, artist, musician, or philosopher).
Còn Xuân Diệu- thi sĩ nổi tiếng đô hội thanh xuân , với Yêu là chết ở trong lòng một ít - sao chép tư tưởng không ít : Partir , c’est mourrir un peu. Và trong thơ Huy Cận có hai câu, mới đầu đọc lên nghe thật hay , tư tưởng mới, ý thơ lại lý thú lại tân kỳ:

Thâu trong cái ngáp dài vô hạn
Hình ảnh lung lay vũ trụ tàn

tưởng là độc đáo riêng của chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm - hoá ra bắt chước sao chép tân ý Charles Baudelaire - Les Fleurs du Mal ( tạm dịch: Ác hoa ):

Et dans un baillement avalerait le monde.

Và thế giới thơ Vũ Hoàng Chương ngông nghênh, đôi khi chán chường lại chẳng biết tại sao chán chường, chẳng có lý do gì để biết tại sao? Mà có lý do đi nữa, đã mấy ai phi lý có lý do như Albert Camus đâu? Vũ Hoàng Chương vào văn nghiệp thơ- ban đầu rất mặc cảm tự ti vị nghệ thuật - cho rằng ý nghĩa art pour art phải sống khác người, riêng biệt, không cần hiểu đồng loại , quay mặt lại , như một kẻ từ hành tinh xa lạ đến hạ giới, vẻ kiêu kỳ. Ông được quyền khinh đời như phản ánh văn chương Nguyễn Tuân (Vang bóng một thời) , nhưng phải là trang bất tử văn học việt- vì trước đó tác giả là kẻ chán đời thực sự chân thành, sống trải kinh nghiệm máu xương, chán đời lại là yêu cuộc sống . Và một thanh niên mới bước ra khỏi lề trường học bày đặt chán chường nhân thế, hô hào đời phi lý t muốn nôn mửa - thì sự phi lý ấy sẽ được nhìn ra sao , và đối với kẻ mang trong huyết quản ba bốn, mươi năm đời chán mình , còn mình thì vẫn chẳng thương đời.
Với Vũ Hoàng Chương- chúng tôi thừa nhận có nhiều bài thơ ngang tàng phá phách, lại chưa có niềm kiêu hãnh lớn Nietzsche:

Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh.

Qua Lưu Trọng Lư- nhà thơ chịu ảnh hưởng tây phương ít nhất, và nặng tình, ý đông phương- càng nhiều hơn sao chép ý tưởng thơ Nhật bản. Thơ ông có một ý vị trầm buồn, đôi khi tiềm tàng hùng ý. Hình ảnh , tứ thơ thời dĩ vãng phản ánh trong thơ thật tuyệt diệu, chẳng hạn một hình ảnh thơ nhớ mẹ thiếu thời lúc non trưa:

…Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao x ác gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không…(*)

Một thi sĩ khác đã gạt ra ngoài hình ảnh yêu đương trong thơ văn xã hội tiền chiến. lấy yêu đương làm nỗi khuây khỏa chính đáng - thì độc nhất người ấy đi trên tình yêu lứa đôi tầm thường, hướng về suy tư hờn vong quốc Chiêm Thành- bóng gió nước Nam bị Pháp đô hộ. Người ấy là nhà thơ Chế Lan Viên:

..Tôi có chờ đâu có đợi đâu?
Mang chi xuân lại chỉ thêm sầu
Với tôi tất cả là vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau…

*( Bài thơ Nắng Mới này Lưu Trọng Lư đạo thơ Nguyễn Vỹ. Xem thêm trong Thư viết ở Sài Gòn của Thế Phong( NXB Văn Uyển, San José, California 2000 -chú thích năm 2000)
Rồi Hàn Mặc Tử, Trần Huyền Trân, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, T.T.Kh., Trần Trung Phương, Huyền Kiêu, Đoàn Văn Cừ, Đinh Hùng, Lan Sơn, Huy Thông, Hồ Dzếnh vv… danh nhân quen tên thời tiền chiến chưa hẳn gây được tăm tiếng lừng lẫy trong nền t hi nghệ tiền chiến Việt nam có đủ sức vóc đương đầu thế giới. Nhưng tạo được tăm tiếng cá nhân ngay ở trong nước, thì họ đã có một chỗ đứng vững vàng.

Vậy sự thất bại lớp thi sĩ tiền chiến bắt đầu từ đâu? Chính là họ đã sống trong một khung cảnh quá eo hẹp, nhỏ bé, khoảng không gian bó rọ bốn bức tường thành phố, cùng khai thác được một ít vốn sống thuở thanh thiếu niên thôn quê, chưa nhiều cơ hội đi sâu từng lớp sinh hoạt nhiều con người qua nhiều thành phố, làng mạc- nên không thể khai triển vốn sống có được - tóm lạ họ không tạo được cơ hội mà chỉ theo đuôi cơ hội sẵn có rồi làm mới lại.
Đa số văn thi sĩ tiền chiến bị bó giọ, thiếu tâm hồn sáng tạo ,và chẳng có một văn nhân nào dá m hy sinh cả đời cho văn chương nghệ thuật . ( trừ Hàn Mặc Tử) Thế giới văn chương tiền chiến chỉ có niềm kiêu mọn, đạt đỉnh văn chương thật hiếm hoi. Người làm cách mệnh thì nửa đời, nửa đoạn , khi bị gông xiềng , chống đối tiêu cực qua hình ảnh con hổ bị nhốt ở Sở Thú. ( Nhớ rừng : Thế Lữ)
Còn nữa, tình trạng thâm nhập văn hóa ngoại quốc, đa số văn thi sĩ tiền chiến đã phỏng dịch, phóng tác-, mong nổi tiếng nhanh hơn. Trí hẹp, tham vọng mọn, ham muốn danh xuông ở nước nhà đã là đủ, nên không sao thể so bì với thế giới được! Xin ghi lấy nhận định này làm kinh nghiệm cho lớp sau.
Tình trạng văn nghệ nước ta giai đoạn 1930-1945 chẳng khác gì tình trạng văn nghệ và xã hội Nga vào thế kỷ XIX bao nhiêu? Gia đình khá giả đều cho con cái theo học trường Pháp, thanh niên thiếu nữ nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp ở ngoài xã hội—và đó là điều được mệnh danh thuộc gia tộc quí phái ( noblesse oblige ) . Nhìn sang văn nghệ ở Nga thời ấy, nhờ nhà văn dám hy sinh trọn đời cống hiến cho văn chương, như Dostoievski, Léon Tolstoi, Gogol, Tourgueniev…. mới được thế giới biết đến. Ở ta, không chỉ nghèo nàn về tác phẩm hay , một phần sao chép cái hay, cái đẹp văn chương nước ngoài, hẳn không thể có được tác phẩm nổi bật là lẽ đương nhiên. Thời kỳ chữ quốc ngữ phôi thai, danh từ thiếu thốn, chúng ta phải để nguyên văn ngôn từ Pháp - đến ngay một cuốn từ điển chỉ để giải nghĩa tiếng việt chuẩn mực cũng không. Tuy vậy, ở Nga thời kỳ ấy cũng chịu ảnh hưởng văn chương Pháp không ít, chẳng khác mấy so với ta.- tác phẩm văn chương Dos. Leon Tolstoi vv.. tiếng Pháp xen lẫn được in chữ nghiêng, en francais dans le texte. 

Văn nghệ , xã hội, bối cảnh chính trị luôn tiến triển song hành với nhau. Có khi bối cảnh chính trị, nhờ biết được qua văn chương phản ánh, như trường hợp Voltaire, J, J, Rousseau ở Pháp hoặc nhà văn xã hội Nga Maxime Gorki chẳng hạn. Đôi khi chính trị đưa văn nghệ đi theo đà cách mạng như trường hợp kháng chiến 1945 ở Việt Nam. Cuộc kháng chiến làm bừng tỉnh thức giấc tâm trí nhà văn, nhà thơ t iền chiến –dài ngủ li bì trong đêm dài bị bảo hộ- bừng mắt dậy bựt đổi thay. Giấc mộng lãng mạn chủ nghĩa xưa kia chịu ảnh h ưởng phương tây được rũ bỏ, và coi như mình đã chót sống ê trệ. Có một điều lạ, chủ nghĩa lãng mạn classicisme châu Âu là catholisme văn nghệ. Khởi đầu từ giáo chủ triết gia Aristote lan sang Pháp , đến các nhà phê bình nghiên cứu văn học Boileau, Laharpe vv… dần dà lan tỏa sang kịch tác gia Corneille, Racine, Voltaire và các nhà văn nghệ khác nữa. Ông tổ thực hành chủ nghĩa lãng mạn cao độ phải kể J. J. Rousseau, Chateubriand - đem hẳn cuộc sống riêng tư hoà nhập đời sống t hường nhật xã hội - tạo thành một chủ nghĩa văn chương lãng mạn .

Và thế` kỷ XVIII là một thế giới lẫn lộn vàng thau, đạo đức giả, ru ngủ tâm hồn con người và là thế kỷ lộn xộn vô trật tự nhất. Rồi bước sang thế kỷ XIX ,thê kỷ tinh hoa chọn lọc mức độ hưng thịnh có kỷ cương.- nên được gọi làsiècle romanesque ( thế kỷ lãng mạn ) . Ở Anh, Shakeaspear đã tung hoành bão tố, ở Nga Pouckhine cũng không kém. Thực ra ở Pháp ,Thụy Điển, Đan Mạch thời kỳ ấy cùng dấy lên phong trào văn chương lãng mạn cực thịnh. Riêng Pháp lại lao đầu vào cái mới với tất cả sinh động, mà chính cái cũ -chủ nghĩa lãng mạn cổ điển, tượng trưng đang có vị thế bao trùm- nền văn nghệ trẻ trung ấy vẫn bị dằng co cái cũ, nền móng cái mới chưa có căn bản vững chắc. Lướt qua sinh hoạt văn chương tư tưởng, từ trung cổ đến thế kỷ XVII, XVIII, ở Pháp chẳng có gì nổi bật đáng lưu tâm. Còn ở Anh, thì Walter, Scott đã từng lúng túng ban đầu, sau lại ngạc nhiên với tác phẩm được đưa vào chương trình giáo dục của Pope và Blair chẳng hạn, và cuối cùng thì cùng bước vào lãng mạn chủ nghĩa. Ở Pháp, người ta thấy Victor Hugo xuất hiện, theo đầy đủ bản năng thiên tài sự sung sức cao độ. Ở Ba Lan là Mickiewicz, ở Ý Mazani, ở Đan Mạch Oclensehaper và Thụy Điển là Tegner vv…
Phong trào lãng mạn mạnh nhất làm khởi điểm cho tất cả phong trào các nước khác, v2 một Đức quốc dẫn đầu . Còn phong trào lãng mạn cổ điển Pháp tràn sang nước ta , như một thứ phát tán chủ nghĩa sang nơi bị đô hộ, ban đầu đượccoi như hiện tượng mới lạ. Sự bắt chước hẳn là thấp kém, bao giờ thì chẳng vậy, học sinh thiếu căn bản dễ bị ảnh hưởng non nớt –sao vượt tư tưởng thầy truyền đạt, mà thực ra thì bậc thầy ấy chẳng tái cán gì cho lắm!
Nói chung, không riêng ta chịu ảnh hưởng phong trào lãng mạn , các nước chịu ảnh hưởng lẫn nhau- sở dĩ ta hấp thụ kém cỏi, bởi tâm hồn á đông chưa thích hợp trực diện nhận lãng mạn phương tây như họ nhận với nhau.
Riêng ở Nga, chỉ một mình Pouckhine đã tạo được một chủ nghĩa lãng mạn riêng biệt, khác hẳn romantisme thế giới giai đoạn ấy. Nhà văn Nga đưa ra một thứ lãng mạn rút ngay trong đời sống phóng khoáng bản thân , khi viết thơ trường thiên Eugene Oneguine . Tác phẩm điển hình chủ nghĩa lãng mạn rất ư riêng tư Pouckhine- đứa con tinh thần trong văn chương mà ông yêu nhất có đôi chút tân kỳ, phản ảnh hình tượng sống tác giả. Thế giới riêng biệt của lãnh tụ văn nghệ lãng mạn rất ư riêng tư ,và sự sống sung mãn cá nhân đồng rung cảm hoà đồng với xã hội ở mức độ cao đỉnh chóp của Pouckhine.
Ở ta, Tự Lực văn đoàn theo chủ nghĩa lãng mạn, duy chỉ Khái Hưng và Nhất Linh thành công hơn cả. Nếu Khái Hưng tả nhân vật lãng mạn không cần dựa vào hoàn cảnh sống riêng tư, xã hội, tập quán dân tộc- thì ông hư cấu vẫn tạo được tác phẩm văn chương lãng mạn- chẳng hạn tả hai người yêu nhau không lấy được nhau- tình tiết rất ư là nước mắt-thì phỏng theo Wuthering Heights (Đỉnh gió hú- đã được dịch sang việt ngữ) của Emily Bronte.Và Khái Hưng đã vượt được sự sao chép hình tượng lãng mạn chung ấy. Tôi muốn nhấn mạnh lối sống và kỹ thuật tả cảnh yêu đương đôi lứa của Khái Hưng rất độc đáo khác hẳn các nhà văn đồng thời- Khái Hưng đã nổi tiếng là điều không cần bàn cãi. Nhóm Tự Lực văn đoàn đã tránh được sao chép ảnh hưởng từ nội dung trung thành mà họ mượn, tiểu thuyết nhóm này đã thành công-- còn thơ thì trái lại, sao chép ý tưởng thơ phương tây quá trung thành, dầu tài như Xuân Diệu- đã có lần thoát dịch ý thơ tây , đọc thơ ta mà chẳng là thơ ta, thơ tây thì kém chât lượng thơ tây:

Lẫn với đời quay tôi cứ đi
Người người không thấu giữa lòng si
Cũng như xa quá nên ta chỉ
Thấy giấy yên như một miếng bìa…

Tới Huy Cận sao chép dịch ý thơ Charles Beaudelaire làm của riêng: Thâu trong cái ngáp dài vô hạn như đã nói ở phần trên.
Thời kháng chiến, bài thơ Trở về Xuân Diệu mới chính là của Xuân Diệu- không cần vay mượn ai khác nữa. Xuân Diệu tả mẩu đời thường nhật - một đất nước mới đang vươn mình, độc lập đang nẩy mầm:

… Tôi lại về vì khúc nhạc sau đây
Đập vang trời, mời cả nước cùng mây
Ai muốn ngủ thế nào cũng được
Như một sớm trên đường vang tiếng guốc
Như một trưa chim chóc réo mùa hè
Tiếng dũa rèn đập nắng chảy vàng hoe
Tiếng tia sáng múa vườm qua chiếc búa
Những bánh xe quay, những guồng máy lụa
Những bàn châm dậm những cánh tay nhanh
Tiếng cất nhà. Trời đất gõ lanh canh
Kêu thánh thoát trong khi thành cửa sổ
Những tia máy phì phì đang tập thở
Những con tầu đầy sức rúc huyên thuyên

Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên
Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ
Việt Nam sau một thời lao khổ
Bây giờ cười như hoa nở….

Lại nhớ đến nhà thơ hậu chiến khác chịu ảnh hưởng Xuân Diệu- , qua bàiTrở về - đây là liên tưởng làm tựa điểm -để Quách Thoại sáng tạo được Cờ dân chủ bứt đi xa hơn.
Có thể nói nhà thơ hậu chiến tài năng bậc nhất trong bình diện văn nghệ hậu chiến ( miền Nam) . Thơ phản ánh hình tượng sống thực tiễn của chính nhà thơ Quách Thoại- khổ như con vật- ngược lại đời sống tinh thần lại thanh tao thánh thiện!
Những bài thơ hay của Quách Thoại, phải kể đến:: Cờ dân chủ ,Như Băng trường tình, Em bé mồ côi, Tôi phải về… Có thể gọi chủ nghĩa lãng mạn cách mạng trở lại như thác đổ trong thơ ông, qua lối nhìn rất ư tinh tế tới tủy, não, rung cảm, yêu, hởn, giận ghét, công phẫn, chịu đựng thầm lặng- sau Quách Thoại xuất thần viết được nhiều bài tuyệt bút. Chẳng hạn Như Băng trường tình:

…Như Băng! Như Băng! vì đâu mà lệ ứa
Ta khóc than nghĩ tủi phận đời ta
Một linh hồn lạc lõng giữa bao la
Một tình yêu chưa một lần trao gởi
Tim cô đơn chưa một lần ấm sưởi
Lạnh trong hồn thấu ở trong sương
Nghe đêm xuống tưởng buồn như tận thế
Lệ rất nhiều mà khóc chẳng ai lau
Ta một mình ôm tất cả đớn đau
Không dám nói bởi chưng rằng khó nói
Viết lời thơ thành lời kinh kêu gọi
Nào vơi chi sầu hận của nhân gian
Như Băng xin em ngó nẻo Thiên đàng
Để nguy hiểm ta sống đời địa ngục
Ta chỉ sợ rồi dây nơi nhà phước
Máu tai ương sẽ vấy tấm thân em
Lưỡi dao người sẽ cưa xẻ gót chân sen
Em sẽ chết dập bàn tay ngà ngọc
Rồi ta khóc đến tan tành trí óc
Như Băng em nào hiểu gì đâu?
Đã từng đêm ta nguyện với ta cầu
Lòng tự hỏi vì đâu đời khổ lụy?
Bởi vì đâu hỡi loài hoa cao qúy!
Mà hương thơm còn mãi đến ngàn sau
Nở chi đây phô sắc thắm nhiệm mầu
Đất sắp sửa nứt thành phun lửa
Như Băng em đơn thương là thế rứa
Bởi yêu em mà khóc mấy cho vừa
Đấy lệ tình ta em biết cho chưa?
Xác hồn ta chết đau gần quá nửa..!(…)

Theo tác giả tiết lộ, bài thơ viết được nhờ cảm hứng đem đến từ một Nàng thơ- ( con cô cậu ruột nhà thơ ữ ử nổi danh sau này :V.K.) 
Sau Quách Thoại, không thể quên nhà thơ đại tá Hồ Hán Sơn. Con người có tài chỉ huy quân sự, soạn gỉả sách: Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, Chiến tranh thứ ba bùng nổ-Việt Nam sẽ đi về đâu? còn làm thơ. Và thơ thì hay.Tác giả Hồ Hán Sơn nhiều tham vọng chính trị, thiếu thủ đoạn một chính trị gia mưu kế, hậu quả cuối đời bị tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương cho lệnh thủ tiêu, vứt xác xuống giếng ở trại quân Bến Kéo- Tây Ninh.( 1955) . Liên tưởng nhà văn Nga Tourgueniev từng liên lạc với một nhóm làm cách mệnh ở Luân đôn ( London) – thì bạn thân người Pháp - Prosper Mérimée, nhà văn Pháp - biết bạn mình non nớt lại ham muốn chính trị, tất sẽ thiệt thân, gửi thư khuyên răn. Bởi Merimée muốn Tourgueniev hãy chỉ là nhà văn thuần túy mà thôi. (un vrai littérateur). Prosper Mérimée từng làm quân sư vua Pháp, về già lánh mặt vua- tránh lưỡi gươm oan nghiệt giáng xuống đầu. Viết về sự chết bản thân sau này , nhớ cái chết tuyệt diệu loài mèo - giống mèo thường tìmmột nơi chết kín giấu để chết t cách bí mật không cho tìm được vết tích – và trong thư có câu:
”…J’ai remarqué que les chats lorsqu’ils sont devenus vieux et malades, fuirent le monde et cherchent quelque trou pour y crever incongnito..”( Lettre de Mérimée à L’Empereur- Une amitiée littéraire của Maurice Laturier, Nxb Hachette,Paris 1952).
Và nhà quân sư ấy là tác giả truyện Carmen từng được tặng huy chương, lại chẳng màng kẹp ngù trên nẹp áo. Phải chăng lời khuyên Mérimée với bạn , vì biết Tourgueniev chỉ có khả năng làm nhà văn thâùn túy mà thôi. Như vậy , với trường hợp Hồ Hán Sơn, chúng ta vẫn thiếu một quân sư làm tư vấn thi sĩ đại tá ? Thật tiếc cái chết oan uổng Hồ Hán Sơn, nhà thơ tài ba , tác giả bốn câu thơ dưới đây: ( thiếp chúc tết Nguyên đán người viết vào năm 1955, trước khi tác giả bị thủ tiêu)

Ở Bắc đã lay cây rụng lá
Về Nam ngơ ngẩn áng mây sầu
Đất trời đang hẹn cơ vong quốc
Thơ kiếm xuân sang chúc bạn bầu

Hồ Hán Sơn, tác giả một số bài thơ hay ,gần như tuyệt bút: Hẹn Hò, Hương Tàn, Tình nghèo… tuy sáng tác thơ không nhiều- nhưng thơ đều hay – chĩ một bài Tình nghèo rung động tâm hồn một nhạc sĩ - Phạm Duy phổ thành ca khúc lưu danh. ( bài thơ đăng trên báo Việt chính, ký bút danh Trần Hồng Nam ).
Tứ thơ đẹp mô tả bức tranh quê thơ mộng, tình đôi lứa thủy chung, đặt tình yêu non sông đất nước trên hết, nếu chẳng may chàng bị thương nơi trận địa thì hãy cứ về- sự đắn đo bất trắc tương lai- dầu sao người đàn bà vẫn một lòng dạ trông chờ. Tình nghèo , một trong số bài thơ hay của Trần Hồng Nam- Hồ Hán Sơn :

“ Nhớ thuở nào
Anh cày thuê
Em chăn trâu
Bóng mát dưới cầu
Quen nhau
Một cỗ trầu cau
Nên đôi chồng vợ
Túp lều tre nứa
Dựng cuối vườn làng
Hai mùa lúa chín ngô vàng
Chầy tre cối đất nhịp nhàng đã vui

Thế rồi
Mõ giục từng hồi
Giặc tràn mấy xứ
Lúa khoai mầu mỡ
Ai đi không tiếc ruộng đồng
Đường quê thiên hạ tiễn chồng

Em đưa anh ra lính
Giặc vào anh đánh
Giặc tan anh về
Làm sao đuổi hết giặc đi
Để cho cối đất chày tre nhịp nhàng
Bao giớ giặc chết trên ngàn
Giặc tan ngoài bể
Nhớ lời em nhé
Và cánh đồng quê
Ai chê người đuổi giặc
Ai ghét kẻ thương binh
Còn làng còn nước còn anh
Còn đồng ruộng cũ còn tình lứa đôi

Em vui
Nước nhà độc lập
Đường quê tấp nập
Trai tráng về làng
Hai mùa lúa chín ngô vàng hơn xưa..”

Hồ Hán Sơn đã chiến đấu ở Liên khu IV với Quang Dũng- nhà thơ tai hoa bậc nhất giai cấp tiểu tư sản ,tên thật Bùi Đình Diệm hoặc Dậu . Ông từng sang Tàu làm cách mệnh, tốt nghiệp Hoàng Phố. ( trường quân sự quân sự chính quy Trung hoa dân quốc).
Và tiện dịp nhắc chuyện nhà thơ Xuân Diệu mặc bộ đồ nâu hát thơ Tây Tiếncủa Quang Dũng ; một bài thơ hay hàng đâu kháng chiến ,thì cũng chẳng có gì quá đáng! Quang Dũng ,là nhà thơ trưởng thành cùng Tất Vinh, Hồng Nguyên, Yên Thao, Hoàng Lộc, Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Hoàng Cầm, Trần Dần vv… Thơ Quang Dũng được đăng rải rắc trên các báo liên khu, hoặc được học thuộc ,truyền khẩu qua các chàng Vệ quốc quân trên các nẻo đường hành quân. Một bản sắc thơ riêng biệt, nhịp nhàng, mang tâm hồn sảng khoái, sống hào hoa, lời nhẹ nhàng bay bướm không là thơ sắt máu Tố Hữu thời tiền-kháng-chiến. Hình ảnh quê hương qua các nẻo đường chinh chiến- dưới gót chân Quang Dũng đi qua đều phản ánh trong thơ: Tây tiến, Tiêng chuông ban trưa, Lính râu ria, Đường dài, Buồn êm ấm, Cô gái Sơn Tây, Mẹ, Đôi bờ….. 
Hình ảnh thơ có lá chuối phần phật reo, quán cơm nghèo bôc khói, chuối tiêu vàng dẻo quánh, tô riêu cua bốc hơi ấm áp, bắt gặp nàng thợ cấy duyên dáng trong bài Đi chẳng hạn- hoặc phơi bầy tâm tình nhẹ nhàng tế nhị, hình ảnh chiên sĩ hành quân tạt quán bên đường một trưa nắng: Tôi thương mà em đâu có hay! Hoặc hình ảnh hùng tráng đoàn quân lên miền việt bắc khói sương, lòng ngùi ngùi nhớ tiếc miền trung châu lưu luyến của g chàng Vệ quốc xa nhà từ dạo binh đao!
Nói đến Quang Dũng - không quên Vệ quốc quân Hữu Loan - dưới bài thơ chỉ ký một chữ Hữu hoặc Hữu Loan , mà đa số Vệ quốc quân học thuộc và truyền khẩu bạn bè .Thơ Hữu Loan khác thơ Nguyễn Đình Thi -từ nhịp điệu đến nội dung, nói về người lính xa nhà rất tế nhị, đi sâu vào lòng ngưòi đọc. Bài thơ hay như lời nói tự nhiên, đã chau chuốt rồi vẫn bình dị như lời nói. Hữu Loan thành công bắt đầu Mầu tím hoa sim qua Gác chuông, Người đi qua làng, Người quay tơ…. 
Còn hình ảnh thơ Quang Dũng tả Vệ quốc quân - chiến sĩ gục đầu trên mũi súng bỏ quên đời:

Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

thì trong Mầu tím hoa sim , Hữu Loan tả chiến binh trở về không còn được gặp vợ, bình hoa ngày cưới thành bình hương và bà má vợ gục đầu bên mộ con gái. Rồi nghe có tiếng than khóc, tiếc nhớ mà không ủy mị, lại rất tự nhiên:

…Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giầy đinh
Bùn bết đất hành quân

Nàng cươi xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cuới nhau xong là đi

Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lây chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hoa
Tàn lạnh vây quanh(*)

Bài thơ này trong thời kháng chiến chỉ được lưu truyền qua cửa miệng bộ đội này qua bộ đội khác, chưa đăng báo lần nào để có thể gọi là đầy đủ- do đó không một bài Mầu tím hoa sim nào được coi là đúng và đủ. Mãi cho đến năm 1957, khi Nguyễn Bính chủ trương báo Trăm hoa ở Hà Nội (1957) mới đăng trọn bài đầy đủ- và lần đầu tác giả được lĩnh 15 đồng bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà- (luơng công nhân bình thường 27 đồng/tháng) . Có hai nhạc sĩ (Việt Nam Cộng Hoà) phổ thơ: Dzũng Chinh và Phạm Duy- với tôi, ca khúc phổ thơ của Dzũng Chinh thật tuyệt vời!.(Chú thích: năm 2001)
Một bài thơ tuyệt bút- tác giả bị Hội Văn nghệ ViệtNam ( Tố Hữu cầm đầu ) lên án bài thơ đề cao tiểu tư sản, thiếu mầu sắc nông dân vô sản (prolétarien). Cúng lớp nhà thơ Vệ quốc bị chỉnh lý ấy, chúng tôi nhớ Yên Thao ( Nguyễn Bảo Thịnh 1923- ) -nhà thơ có danh từ riêng từ ngày khói lửa. Tác giả nhiều bài thơ hay, phản ánh giai cấp tiểu tư sản, như bài Nhà tôi chẳng hạn, cũng vẫn chỉ được truyền miệng ban đầu,dầu là bài thơ trác tuyệt.
Nếu một Hoàng Lộc chỉ cần một bài thơ Viếng bạn , và Hữu Loan một Mầu tím hoa sim, thì Yên Thao cũng chỉ một Nhà tôi là đủ. Còn gì đẹp hơn hình ảnh chiến binh đứng bên này sông nhìn về bên kia sông một buổi tối trời, làng đang chìm đắm mờ ảo dưới làn khói mịt mù chiến tranh- nhớ vợ trẻ, mẹ già, người thân - hy vọng một ngày mai trở về gỉải phóng quê hương mạnh mẽ như tin vào sức mạnh thép tôi già.. rồi sẽ lại được nhìn vườn hoa thiên lý hương, gặp lại vợ mới cưới tuổi đôi mươi, đôi gò má ửng hồng. Lòng tin thép tôi gìa ấy nắm được phần tất thắng ngay trước giờ xưất trận:

…Này anh đồng chí
Người bạn pháo binh
Đã đến giờ chưa nhỉ
Mà tôi nghe
Trại giặc đã tan tành
Anh rót cho khéo nhé
Không lạc nhầm nhà tôi
Nhà tôi ớ cuối thôn đồi
Có giàn hoa lý
Có người tôi thương…

Và buộc phải nhớ các nhà thơ nổi tiếng khác trong kháng chiến : Hoàng Cầm, Hoàng Lộc, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Văn Cao, Tố Hữu, Hoàng Trung Thông, Tất Vinh, Hồng Nguyên - hoặc chiến sĩ vănMinh Tiệp, Phùng, Hà Khang vv…thơ mỗi người mỗi vẻ trong bối cảnh kháng chiến khói lửa .
Bây giờ bước sang địa hạt bàn về nhà văn kháng chiến và chiến sĩ văn :
Nam Cao, Trần Đăng, Nguyễn Trinh Cơ, Đình Quang, Siêu Hải, Lưu Hương…
Nam Cao- nhà văn ngưỡng cửa tiền-kháng-chiến - như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Dân Giám, Nguyễn Khắc Mẫn… vv..
Nam Cao ( 1916-1951) trước khang chiến đã viết loại truyện Hoa Mai -chuyện nhi đồng cho nhà xuất bản Cộng Lực . Tác phẩm: Nửa đêm, Bẩy bông lúa nếp, Cười, Đôi lứa xứng đôi, và các truyện ngắn đặc sắc khác Thật ra câu chuyện không thành chuyện ấy dưới ngòi bút Nam Cao lại là chuyện đọc được và độc giả thích thú. Thiên tài văn Nam Cao ở chỗ có nghệ thuật viếtchuyện kể hấp dẫn ( un vrai bon conteur) . Đọc Nam Cao qua Ở Rừng lại nhớ lối viết tài tình của Nguyễn Tuân Gió Lào - đó là hai nhà văn kể chuyện tài ba có hạng, ít nhà văn nào sánh kịp!
Ở Rừng, Nam Cao giới thiệu nhân vật Cô Vẩu- một cán bộ có tinh thần phục vụ đồng bào xả thân phục vụ mục đích , hy sinh vì lý tưởng dân tộc. Rồi vai họa sĩ , Nam Cao chỉ cần tả qua vài nét điển hình, đủ giới thiệu người đọc vai trò nghệ sĩ thời kỳ kháng chiến, sống nhiều ở nội tâm, phong thái trầm lặng, dầu c ó thất bại đi nữa ,hoạ sĩ không hề bi quan- nở nụ cười khì . Vai bà cụ Quán miền núi Cao Bằng giàu lòng bác ái, đối xử tốt với chiến sĩ trung châu lên núi làm việc nước. Nam Cao có một lối tả cảnh núi rừng thật đẹp, vẻ tĩnh lặng nghìn năm xưa còn đến hôm nay, dễ làm chao đảo lòng người đượm nỗi buồn man mác, trầm lặng. Với tác giả, từ miền rừng núi xa ,lại nhớ miền xuôi, nhớ vợ, mong con- Nam Cao ghi laị thật chân tình, không giấu giếm. Thể loại tạp văn dễ cảm động người đọc vì sự chân thành- đọc Nam Cao nhớ tạp văn Lổ Tấn, Ba Kim- thể loại văn cảm giác cô đọng sâu sắc, linh hoạt đầy nhân bản tính. Tác giả Ở Rừng tự sự kể rằng : chỉ viêt được vài mẩu chuyện đời vụn vặt, điều này chưa mấy hài lòng - ông có mộng ước lớn hơn viết được tác phẩm dài hơi ( longue haleine) đóng góp với đời.Nhưng đến khi qua đời, mộng ước ấy vẫn là mộng ước, ông không thể thực hiện được một tác phẩm văn chương dài hơi mong muốn. Và mộng lớn văn chương đành xếp lại ở tuổi ba mươi:
“…. Bao giờ đây, cuốn tiểu thuyết lớn không mấy đêm làm báo tôi không nghĩ đến mấy năm trời nay. Những tác phẩm mơ ước ấy, có phải đến tận bây giờ tôi mới phải gác nó lại đâu? Phần lớn thì giờ của tôi trước đây đều dùng vào việc viết những truyện ngắn, dài, truyện trẻ con, tôi không vừa ý chút nào ;nhưng nó giúp tôi moi được tiền của bọn buôn văn để đem về nuôi cái thân tôi và nuôi vợ con. Nước mình còn nô lệ thì tiếng mình còn bị chê khinh và bọn nhà văn còn bị rẻ rúng, bạc đãi…”
Nam Cao sống trong giai đoạn giao thời , Pháp, Nhật thống trị đến ngày kháng chiến bốn lăm bùng nổ- tất cả đều không có thời gian thuận lợi để Nam Cao viết cho mình một tiểu thuyết lớn ấp ủ. Và ngôi sao văn chương tài ba ấy đã vụt tắt trong một chiều kháng chiến khói súng còn nổ- và trang vănchương bất tử của Nam Cao sẽ còn sống mãi cùng thời gian.
Chung số phận Nam Cao là Trần Đăng, nhà văn chỉ còn lại danh xưng mờ nhạt, chết trẻ cùng tác phẩm chưa dầy. Nhắc Trần Đăng không quên Trận phố Ràng , tác giả tả trận đánh sôi xục nhiều tình tiết trận địa nóng bỏng vùng Cao Bắc Lạng.
Thời kháng chiến, không chỉ nhà văn chuyên nghiệp khai thác hình tượng chiến đấu –đến các chiến sĩ văn đóng góp không ít tác phẩm nhỏ ngắn hơi rất giá trị nhân văn.
Phần trên, chúng tôi nhắc Quang Dũng, Hữu Loan, Nam Cao, Trần Đăng, Hoàng Lộc, Yên Thao, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi vv.. tiếng nói chuyên nghiệp ,tất nhiên diễn tả điêu luyện hơn chiến sĩ văn nghệ . Nhưng chiến sĩ văn nghệ có phần trội nội dung, tư liệu sống thực hơn, bởi chính họ đã tham gia trận đánh, trải qua thực sự cảm xúc sinh tử , đã thoát hiểm từ kẽ tóc, sợi tơ, trải nghiệm đầy kinh nghiệm sống. Họ viết lại chưa dễ trở thành chuyên nghiệp, vì chưa viết được nhiều, chưa biết cách diễn tả siêu việt chuyên nghiệp- khởi sự bước đầu chữ nghĩa : báo tường, báo đội, …họ là chiến sĩ văn cách ngẫu nhiên.
Thế nào gọi là ngẫu nhiên ? Napoléon, César.. chẳng hạn- những vị này được Émile Henriot gọi họ là nhà văn ngẫu nhiên ( écrivain occasionnel). Có hai loại viết văn trong thời kháng chiến- một , nhà văn chuyên nghiệp tham gia kháng chiến - hai chiến sĩ tham gia kháng chiến gọi là chiến sĩ văn .
Sở dĩ nhắc phương danh chiến sĩ văn Nguyễn Trinh Cơ, Đình Quang, Lưu Hương, Siêu Hải, em Phùng , Minh Tiệp … vì chiến sĩ cầm súng có khả năng sáng tạo- và chỉ khi nào trải qua kinh nghiệm sống động, giác quan rung cảm sâu sác ấn tượng đặc biệt thì cầm bút viết. Họ ít hư cấu, cấu tạo hình tượng khác đưa vào tác phẩm của họ chưa có khả năng của cây viết chuyên nghiệp - coi ngành văn nghề chính ( littérateur - Nam Cao chẳng hạn. Cơ hội căn bản cộng chủ quan đãi lọc có nghệ thuật cùng tưởng tượng phong phú , bén nhậy- chẳng khác gì Dostoievski viết Người chồng muôn thuở (bản dịch tiếng pháp:L’éternel mari ) . Nhân vật chính truyện rút từ bối cảnh thực ngoài đời gia đình Zaleibine , và trong truyện được thay tên nhân vật là Ivanoff. Hoặc Léon Tolstoi từng sử dụng Pobieodinostesev làm mẫu nhân vật truyện trong tác phẩm Anna Karénine ( thời tiền chiến Vũ Ngọc Phan đã dịch sang tiếng việt:Anna Kha lệ Ninh ).

Trở lại chiến sĩ văn giai đoạn kháng chiến 1945-1950- họ cũng biết cách sử dụng lợi khí văn nghệ làm khí cụ diễn đạt rung động, tâm trạng qua mẩu truyện ngắn, hoặc bài thơ ngắn. Thời chiến đấu rất ít có thời gian viết truyện dài, thì truyện ngắn và thơ được chiến sĩ văn sử dụng nhiều nhất. Hẳn có sự khác nhau giữa nhà văn chuyên nghiệp và chiến sĩ văn :
“… Chúng ta nhận của những nghệ sĩ vĩ đại ấy không những là mấy học thuyết triết lý mà tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn khích , và biết bao nhiêu tư tưởng của từng câu thơ từng trang sách , bao nhiêu và biết bao nhiêu hình ảnh đẹp đẽ mà đáng lẽ chúng ta không nhận ra được hàng ngày ở xung quanh chúng ta : một ánh nắng, một lá cỏ, một tiếng chim, bao nhiêu bộ mặt con người; vấn đề mà ta ngạc nhiên là tìm ra ngay trong tâm hồn chúng ta một ánh sáng riêng không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy từ bây giờ ta gặp làm cho sự thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta suy nghĩ. Những nghệ sĩ lớn ấy đem lời đến cho tâm hồn ta cả một thời đại họ một cách sống…”
( trích từ :Tiếng nói văn nghệ , Nguyễn Đình Thi )
Đây không phải tiểu luận nghiên cứu về chiến sĩ văn trong vai trò và khả năng làm chiến sĩ văn , chỉ là cách nhìn của một nhà văn chuyên nghiệp tham gia kháng chiến nhận xét tác phẩm cuả họ: mới lạ thì có - sâu sắc thì chưa nhiều .
Lấy thí dụ cách sống một người tù chính trị trong lao tù nẩy ra muốn diễn đạt xúc cảm hòng vợi nỗi khổ đau- sẽ linhđộng hơn tay chuyên nghiệp chưa từng sống cảnh ấy viết lại vậy nếu có tưởng tượng, chỉ là hư cấu . Nhớ lại truyện ngắn được viết ra từ một nông dân Pháp, khi văn sĩ chuyên nghiệp Chateubriand viết lại , thì truyện được đánh giá hay gấp bội. Cũng chẳng khác gì người tù chính trị mang tên Nguyễn Kim Thành chống thục dân, bị bắt tù đày , qua trại giam nổi tiếng Lao Bảo – anh tù khởi sự làm thơ , ghi lại kiếp sống tù đầy hòng vơi bớt thống khổ để có niềm an ủi tinh thần . Vậy là Tố Hữu ban đầu là một chiến sĩ văn có nghệ thuật, rung cảm cao độ sáng tác thơ trong bốn bức tường sà lim ngục tối, nghẹn ngào lê xích sắt : cơm nửa mo, cứt nửa bãi - tác giả sáng tác được những bài Trăng trối, Trong tù , Người về…thật ấn tượng!
Còn Tố Hữu sau 1954 chẳng khác gì thợ thơ Lissaueur . Thực ra, Lissaueur nổi tiếng cuả Đức quốc trước thế chiến nhất 1914-18, khi gây chiến với Anh quốc - Lisaueur sáng tác ca khúc thơ phong trào từ nhà nước đặt hàng. Có một bài được chọn : Tiếng hát căm thù Anh quốc ( bản dịch tiếng Pháp:Chant de la haine à l’ Angleterre) rất phổ biến được phổ thành ca khúc, 70 triệu dân Đức buộc học thuộc lòng. Ở đâu trong nước Đức cũng được loan truyền, và phổ biến hơn cả bài Wacht au Rhein. Sau khi Đức thất bại thế chiến nhất, bài hát tiêu tan theo .Và tác giả Lissaueur bị khinh thị qua con mắt nhìn đồng bào, đồng nghiệp – báo chí không đăng thơ Lissaueur nữa, vì nhớ tác giả bài thơ được phổ thành ca khúc Tiếng hát căm thù Anh quốc đã chết theo sự thất bại thua trận. ( theo Le Monde d’hier - tạm dịch Thế giới hôm qua, Stephan Zweig - Nxb Albin Michel, Paris năm? )
Trở lại Tố Hữu thập niên năm, sáu mươi, thơ phong trào cực hay, chẳng ai qua mặt tác giả Đời đời nhớ Ông được! (ông đây là thống soái Staline) :

“ … yêu biết mấy nghe con học nói
tiếng đầu lòng con gọi Xít-talin”

hoặc

“ thương cha thương mẹ thương chồng
thương mình thương một thương ông thương mười”

chỉ có giá trị đến thời thống soái bị hạ bệ (1953) .

Thời kỳ ấy, một số văn gia bồi bút theo sau hít bã mía, ngậm ống đu đủ thổi phồng, hết mở hội thảo khoa học này đến hội thảo chuyên đề khoa học kia, hết sách này phân tích cái hay cái đẹp, cái khí phách thơ cách mạng tiền tiêu mang tính cách dự báo tầm xa thế kỷ, thơ mở lối soi đuờng nền thi ca cách mạng vô sản thế giới… vv… và vv…
Bây giờ chẳng còn một tiến sĩ khoa học này ( phân biệt học vị chính qui) hoặc một giáo sư kia bình luận văn chương, kể cả tác giả không còn đủ khí phách dư thừa can đảm nhắc lại bài thơ Đời đời nhớ Ông trong tiểu sử trích ngang nữa - bởi nó đã bị đào thải theo thời gian - tưong tự Tiếng hát căm thù Anh quốc từ lâu rồi!

Văn chương chữ nghĩa là lợi khí để con người viết tiếp lịch sử tiếp nối qua nhiều thế hệ. . Nền văn nghệ chủ lực giai đoạn 1945-50 có tới hàng trăm nghìn chuyện được viết ra, được học thuộc- vẫn chỉ tập hợp in được một Tập văn Cách mạng & Kháng chiến điển hình.
Có chiến sĩ chiến đấu trong ngành này, ngành khác, mỗi quân binh chủng có chiến sĩ văn nhiều vẻ, nhiều hình, nói tóm lại là ghi lại một mẫu chiến sĩ vệ quốc không tiếc thân cầm súng bảo vệ từng gang, từng tấc đất đai đang bị quân xâm lược chiếm đóng.
Đầu tiên , xin nhắc đến chiên sĩ văn Nguyễn Trinh Cơ. Là chiến sỉ trong ngành quân y, tác giả Em Ngọc - một mẩu truyện ngăn cảm động đề cao lòng yêu nước em bé liên lạc viên gan dạ chiến đấu bị thương buộc phải cưa tay. Tâm trạng em khi đưa đến bệnh xá là rất sợ bị cưa tay, em hỏi bác sĩ với thắc thỏm, lo âu. Không muốn cho bệnh nhân thất vọng, bác sĩ đành nói dối. Em không kêu ca đau đớn, sợ hãi bị cưa tay , hoặc làm nũng với bất cứ nữ cứu thương hoặc bác sĩ, tỏ ra thản nhiên như không. Nhưng đến khi mẹ em đến ,tâm trạng làm nũng trở lại đúng chỗ của một em bé vòi vĩnh mẹ:
“… Mỗi lần thăm em, tôi vẫn thấy em tươi tỉnh , ngoan ngoãn. Nhưng các chị cứu thương cho biết rằng nhiều lúc vắng người, em hay làm nũng bà mẹ, bà quạt và rót nước cho em uống luôn miệng. Mỗi lần ăn chính bà phải và vào miệng cho em từng miếng một…” 
Nguyễn Trinh Cơ còn cho người đọc thưởng thức một đoạm văn linh động khác về em Ngọc, khi đã về đơn vị, đã dạy cho bác sĩ một bài học về sự bảo toàn bí mật quân sự. Tác giả là người ham học hỏi, dám chấp nhận bài học từ một em bé dạy dỗ. Với chúng ta, đây cũng thêm cơ hội nhận được bài học trường đời - không cứ gì người bằng, hơn tuổi - mà cả kém tuổi vẫn có thể ban cho một kinh nghiệm như bài học hữu ích- miễn biết chấp nhận . Hãy cúng chia sẻ với tác giả Nguyễn Trinh Cơ :
“… Tôi đi thăm các thương binh cũ của tôi. Lúc ra về vì muốn đến thăm Tiểu đoàn 3, từ xa chỗ đứng tôi hỏi vọng em Ngọc địa điểm tiểu đoàn. Không trả lời ngay, em Ngọc vội chạy lại chỗ tôi, lấy tay phải còn lại níu áo tôi xuống, nghển hai chân cổ vươn thân người lên. Tôi hiểu ý cúi người xuống kịp đón câu trả lời của em, câu trả lời nhỏ như tiếng cuả em thì thầm:” Tiểu đoàn 3 ở làng H.S.”. Tôi ôm chặt em bé vào lòng thành thật nhận lấy bài học kín đáo mà vô tình em đã dạy tôi…” 
Văn phong truyện ngắn nhẹ nhàng, lập ý cao , diễn tả thành thật, tư tưởng hướng thượng có tính giáo dục thâm trầm kinh nghiệm sống. Còn nhiều đoạn văn khác tả tính chất thông minh em Ngọc được ghi lại thật cảm động trong truyện ngắn Em Ngọc .
Và trong cuộc kháng chiến trường kỳ năm năm, không chỉ riêng Nguyễn Trinh Cơ muốn nhắn nhủ với chúng ta , có nhiều em Ngọc thông minh, gan dạ trên con đường góp công cùng người lớn chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc, thật đáng làm gương về trường hợp bí mật quân sự là điều rất cần thiết.
Sau Nguyễn Trinh Cơ là Đình Quang - tác giả truyện ngắn Một bàn tay. Ông thuật lại câu chuyện một thương binh bị mất một bàn tay. Tâm trạng anh thương binh kia thật bình thường, chẳng có gì khác khi viết chuyện thương binh cụt tay. Nhưng i khác thường ở điểm ghi lại điều mong ước kín giấu của thương binh - tất cả đoàn người thăm viếng chẳng ai đem lại cho anh một bàn tay. Đoạn trích dưới đây nói lên con mắt sáng chiến sĩ văn Đình Quang :
“… Hôm nay các bà mẹ đem đến cho con một bàn tay đâu? Chỉ có một bàn tay, có lẽ họ cũng biết thế, nhưng không bao giờ họ dám bàn đến nó. Tôi thấy nó , chiếc bàn tay nát rồi, ở khắp mọi nơi, mọi lúc…”Hình ảnh rung cảm thật sự làm xúc động người đọc, vì là nhu cầu thật cần thiết với thương binh bị mất bàn tay. Nay nhìn lại thấy nó không còn, và cảm được sự thiếu thốn này chẳng người nào đến thăm an ủi làm vừa lòng ! Nói lên cảm giác này, nếu ở thời bình hẳn không thể có - mà chỉ có thể xảy ra , khi đã là thương binh chiến đấu bị mất bàn tay trong cuộc kháng chiến – giữa trái tim kề bên họng súng, giưã trái tim tâm hồn mất mát – lại chẳng một ai đem lại sự an ủi lớn nhất cho thương binh đã chịu mất một bàn tay:
”… Một bàn tay ở khắp nơi… Anh vụt giơ tay cao lên. Anh ngừng nói. Một lát đưa chỗ thương mới khỏi xuống sát mặt , anh thở dài đút nó vào túi áo. Đâu cũng có nó nhưng không bao giờ được cầm lấy nó đỡ lấy một chút hơi nóng cuả nó truyền ra. Anh ơi! thế này mới bực nữa, anh xem đây này…”. 
Còn bao nhiêu tác động khác được ghi lại về sư thiếu thốn một bàn tay. Ý tưởng này nếu không phải chính thương binh kể lại,hoặc được ai kể lại cho tác giả, thì dù nhà văn tài năng đến đâu cũng khó tưởng tượng a được:
…. ” Con ruồi đậu mà không còn bàn tay để đập nó..”, hoặc nỗi băn khoăn dày vò trong giấc mộng khi bắt gặp cánh tay co lại. Nếu cuộc sống là đề tài cần thiết làm bối cảnh tác phẩm, thì Đình Quang đã trả lời thật chính xác trong Bàn tay . Đọc Bàn tay để nhận được cảm nghĩ thực của thương binh mất một bàn tay, và Đình Quang rất thành công ở truyện ngắn có một không hai này.
Bây giờ là Lưu Hương. tác giả truyện có gịong văn liêu trai ( haleine magique) tả lại cuộc rút lui thần kỳ sau một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp ở làng Pháp Cổ ( thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng- Liên khu 3) . Lưu Hương ghi lại rất tỷ mỷ từng thái độ, hành động chống trả của ba chiến sĩ sống sót đang lẩn trốn trong núi đa vôi. Qua mấy đêm chống lại sự đói khát, lại phải chui rúc lẩn lút tránh đường đi nước bước quân xâm lăng rình mò ở ngoài – An, một trong ba chiến sĩ bị Tây bắt được rồi - còn Trung và Phương thoát. Vào đêm cuối cùng, họ vượt sông về Thủy Nguyên – gặp một bà cụ già nấu cơm cho hai chiến sĩ ăn. Ông diễn tả lại sâu sắc, mô tả từng cử chỉ nhỏ nhặt sự xê dịch khó khăn khi thoát hiểm độc nhất vô nhị. Tả lại rét mướt trong hang núi, Lưu Hương có giọng văn kể chuyện thật tân kỳ:
“…Chợt một cơn gió lạnh ào tới. Tưởng như có thể đánh gập đôi người lại được, chúng tôi vừa thò mặt ra ngay đỉnh ngọn núi đã biết ngay mình bị lạc lối; vì hướng nam gì mà gió bấc lại đánh thẳng vào mặt. và từ đây gió bắt đầu hú từng hồi dài. Có lẽ trăng đã lên cao lắm…”Lưu Hương nghe tiếng ca nông nhiều quá , nó đã đánh võng vào tai, và phản ứng tiếng súng chỉ còn giác ngủ vùi li bì:
“…Anh tính đánh nhau một ngày một đêm, người bị hơi đạn đánh võng làm quá mệt. Tôi đâm dạn với tiếng ca nông như dạn với tiếng em bé khóc ở nhà. Ca nông tha hổ mà giã bên tai. Quá lắm thì cũng chỉ giật mình chồm dậy một cái rồi lại nằm vật ngay xuống đánh thông một giấc…”Kinh nghiệm chiến đấu các chiến sĩ không như con lừa được vỗ về ,báo hiệu sự sẽ phải thồ nặng - Lưu Hương ghi lại kinh nghiệm chiến đấu:
“…Chúng tôi nghe rõ tiếng ngụy binh dụ dỗ: “ Lên ngay đi quan lớn băng bó cho, đưá nào biết chữ tây thì quan lớn sẽ cho làm ở bàn giấy…”An vốn tính nóng lại vừa bị thương, nên máu xôi càng hăng- anh chửi vung tí mẹt. Chúng nó lại chuyển sang dụ dỗ bằng một lô lựu đạn tung ra.
Hoặc:
“….Bên ngoài ngụy binh lại đánh mõ giục nhặng củ tỏi. Lên ngay đi thì quan lớn tha cho. Các quan lớn biết hết rồi. Có lên ngay không? Không thì quan lớn bắn chết!”Song lời dụ dỗ kia chỉ là đòn vọt, và Lưu Hương có dịp lột mặt nạ đòn não tủy này để mua kinh nghiệm truyền lại anh em chiến đấu khác:
“…Cứ đứng ngaòi mà chõ mỏ vào cửa hang suả nhặng lên thế thôi. Y như nó đã đánh hơi thấy mình rõ mồn một vậy. Chỉ cón có đợi mình. Anh nào non gan chui ra ra là hết đời ngay…” 
Lưu Hương lại dẫn chúng ta đến một đoạn đường gian khổ khác vô cùng tận:
”…Vậy trước khi leo lên ( núi) , hắn làm cho cốc cho bốc máu. Trung đứng ì ạch xi em nhưng khốn nỗi chỉ lách tách được vài giọt. Vì khát đã mấy ngày giời rồi, còn đâu nữa mà xi. Tôi xan cho Trung tạm gọi là được nửa cốc…” 
và hành động cuối cùng đầy nước mắt mừng khởi của tình quân dân chiến đấu chống xâm lăng- còn hình ảnh nào đẹp hơn - một bà cụ già nước mắt ràn rụa tưởng rằng hai du kích kia đã chết rồi – mà đêm nay lại còn được nghe thấy tiếng chúng gọi cửa , và tay cầm chiếc dá run run vo gạo nấu cơm.
Đó là truyện vừa có tựa Một cuộc rút lui thần kỳ , tác giả viết hay, hấp dẫn, lôi cuốn như hơi văn Liêu trai- nhưng đó lại là câu chuyện đầy tính cách thực tiễn, đề cao sự chiến đấu gian lao, lúc lâm nạn phải kiên trì biến nguy kịch thoát hiểm.
Và bây giờ là Siêu Hải, tác giả truyện Voi đi . Câu chuyện ghi lại nỗi gian lao chiến đấu như truyện viết phản công địch của Sao Đỏ đánh vào phi trường. Một câu chuyện như trăm nghìn chuyện chiến đáu xảy ra trong kháng chiến, cốt truyện không có gì mới lại không cũ – và chỉ có tình tiết là mới lạ mà thôi.
Voi đi là chuyện đoàn quân vận chuyển khí giới, cỗ pháo quá nặng nên anh em chiến sĩ đều mệt mỏi . Khi qua các làng, bộ đội phải bọc khí tài chiến tranh để bảo toàn an ninh quân sự- tyránh sự dòm ngó, e ngại bị lộ bí mật . Anh em bộ đội nghĩ ra cách mướn trâu làm sức kéo thay người. Một chủ có trâu cho thuê nhận lời ngay, vì còn là cách nhờ bộ đội thuần chủng trâu bất kham. Con trâu bất kham đã kéo được khẩu pháo đến nơi, người giắt trâu ăn bữa cơm cuối giã từ bộ đội trở về nhà chủ , kêu ăn kham khổ quá! ( đó là bữa cơm đàng hoàng nhất của bộ đội ) - Siêu Hải không quên ghi lại cảnh người giắt trâu chưa no phải vào hàng ăn thêm mấy gắp chả thịt cầy. Chỉ một tình tiết rất nhỏ ,Siêu Hải vẫn biết bầy tỏ khi cần làm sáng điều nào lợi cho so sánh tình tiết truyệnm mổi bật ( chẳng hạn đoạn tả con trâu bất kham muốn được bô đội thuần chủng giùm, vì bà chủ trâu nghĩ rằng cái gì bất kham đến đâu vào tay bộ đội cũng thành ích dụng cả) . Và trong ngụ ý này Siêu Hải còn nhăc nhở rằng dù người hay con vật bỏ đi rồi một khi đặt vào tay bộ đội cũng thành khả dụng. Siêu Hải , chiến sĩ văn hôm nay,và ngày mai có thể trở thành nhà văn tài ba, nếu ông tiếp tục chuyên rèn ngành văn sau khi xuất ngũ. Bởi qua lối nhận xét tinh tế và chịu nghiên cứu tìm tòi xây dựng nhân vật có cá tính văn chương riêng biệt. Dưới mắt quan sát, mọi sự vật đều được Siêu Hải nhận định tinh tường- cách chữa bệnh cho trâu khi kéo khí tài quân sự bị trầy da- muốn chỗ loét lở chóng mọc da non thì không gì tốt hơn là dùng phân trâu non của chính nó bôi lên vết sước ấy. Hoặc ông quan sát sự ngỡ ngàng của người miền quê thấy bộ đội che chắn khí tài quân sự trên đường , thì tác giả đánh lạc hướng, giải thích đây là bộ đội khiêng bộ phận tàu bay. Tâm lý người miền quê cầu mong nước nhà có tàu bay, xe tăng mới có thể chống trả được với giặc tây đầy vủ khí tối tân – hoặc cũng có thể là phản ứng hành động dồn nén, vì người dân sợ hãi tàu bay thả bom và bây giờ cầu mong có tàu bay để trả thù Pháp. Siêu Hải qua Voi đi nói lên sự chiến đấu cam go bộ đội kháng chiến sống cơ cực, vẫn chói sáng lý tưởng dẹp tan quân xâm lược bờ cõi.
Ở đoạn kết Voi đi chứng tỏ tài nghệ văn chương Siêu Hải – một lao công nhận xét sự việc thật khách quan ,lại là chủ quan định hướng, tránh được sơ hở chủ quan, nhân vật luôn luôn phải giải thích vì chưa đưa được hình tượng sống ngoài đời như đoạn kết truyện Em Ngọc Nguyễn Trinh Cơ. Bình luận anh hùng tính em Ngọc- khi đọc truyện Kim Lân giống hệt Nguyễn Trinh Cơ- với truyện ngắn Ở làng - mà tác giả Kim Lân tả lớp học bình dân ở lảng Đại Lịch ( huyện Trấn Yên- Yên Bái).

Những nhà văn thơ điển hình chúng tôi giới thiệu ở Nhà văn kháng chiến chủ lực: 1945-1950 gồm ba mươi nhà văn chuyên nghiệp và chiến sĩ văn - không kể nhà văn tiền chiến tham gia kháng chiến. Ở đây như các tập khác chưa đủ phản ảnh một bình diện văn chương rộng lớn giai đoạn kháng chiến 1945-1950- nhưng điển hình đủ nhà văn thơ có máu mặt nhất cuả miến Bắc chủ lực và miền Trung .
Còn nhà văn miền Nam (bổ sung) trong phần Nhà văn miền Nam thiết tưởng không cần phải nhắc lại nữa. Điển hình Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh,B ình Nguyên Lộc, Bách Việt ( Mai Văn Bộ), Nguyễn Bảo Hoá, Việt Quang, Thẩm Thệ Hà, Nguyễn Bảo Hoá, Văn Nhân, Quôc Ấn, Hoàng Tấn, Hoàng Tố Nguyên, Sơn Khanh ( Nguyễn Văn Lộc) , Dương Tử Giang, Ái Lan, Trúc Khanh, Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc…